Chính sách cải cách tiền lương quân đội
Theo Nghị quyết số 27-NQ/TW về cải cách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp, trong đó có nội dung về việc cải cách tiền lương quân đội.
Cụ thể, nghị quyết nêu rõ: Xây dựng 3 bảng lương đối với lực lượng vũ trang, gồm:
- 1 bảng lương sĩ quan quân đội, sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ công an (theo chức vụ, chức danh và cấp bậc quân hàm hoặc cấp hàm).
- 1 bảng lương quân nhân chuyên nghiệp, chuyên môn kỹ thuật công an.
- 1 bảng lương công nhân quốc phòng, công nhân công an (trong đó giữ tương quan tiền lương của lực lượng vũ trang so với công chức hành chính như hiện nay).
Theo Nghị quyết số 27-NQ/TW, lương quân đội sẽ được tính theo số tiền cụ thể theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo. Ảnh minh họa: TL
Nghị quyết 27/NQ-TW 2018 cũng nêu rõ, có 5 yếu tố chính để xây dựng bảng lương mới đối với quân đội, công an như sau:
Bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay, xây dựng mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể trong bảng lương mới.
Thực hiện thống nhất chế độ hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động (hoặc hợp đồng cung cấp dịch vụ) đối với những người làm công việc thừa hành, phục vụ (yêu cầu trình độ đào tạo dưới trung cấp), không áp dụng bảng lương công chức, viên chức đối với các đối tượng này.
Xác định mức tiền lương thấp nhất của công chức, viên chức trong khu vực công là mức tiền lương của người làm công việc yêu cầu trình độ đào tạo trung cấp (bậc 1) không thấp hơn mức tiền lương thấp nhất của lao động qua đào tạo trong khu vực doanh nghiệp.
Mở rộng quan hệ tiền lương làm căn cứ để xác định mức tiền lương cụ thể trong hệ thống bảng lương, từng bước tiệm cận với quan hệ tiền lương của khu vực doanh nghiệp phù hợp với nguồn lực của Nhà nước.
Hoàn thiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang phù hợp với quy định của bảng lương mới.
GĐXH - Từ ngày 1/7/2024, việc xây dựng bảng lương mới của cán bộ, công chức, viên chức có thể được bắt đầu theo Nghị quyết số 27 của Bộ Chính trị. Khi thực hiện cải cách tiền lương các đối tượng này sẽ hưởng lương theo vị trí việc làm.
Bảng lương mới của quân đội sau khi thực hiện cải cách tiền lương
Nếu thời điểm thực hiện cải cách tiền lương đúng theo dự kiến là từ ngày 1/7/2024 thì từ thời gian này sẽ tiến hành cải cách tiền lương quân đội.
Về nội dung cải cách cụ thể theo Nghị quyết số 27-NQ/TW, lương quân đội sẽ được tính theo số tiền cụ thể theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo, bảo đảm tương quan với tiền lương trên thị trường lao động và có cơ cấu tiền lương gồm:
Lương quân đội = Lương cơ bản (70% tổng quỹ lương) + phụ cấp (30% quỹ lương). Bổ sung thêm tiền thưởng, chiếm khoảng 10% quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp.
Các khoản phụ cấp quân đội không bị bãi bỏ sau cải cách tiền lương
Sau cải cách tiền lương quân đội không bị bãi bỏ phụ cấp thâm niên, đồng thời được hưởng các loại phụ cấp sau đây:
- Phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp khu vực, phụ cấp trách nhiệm công việc, phụ cấp phục vụ an ninh, quốc phòng; phụ cấp lưu động và phụ cấp đặc thù cho quân đội.
- Phụ cấp chức vụ lãnh đạo (do các chức danh lãnh đạo trong hệ thống chính trị thực hiện xếp lương chức vụ); phụ cấp công tác đảng, đoàn thể chính trị - xã hội; phụ cấp công vụ (do đã đưa vào trong mức lương cơ bản); phụ cấp độc hại, nguy hiểm (do đã đưa điều kiện lao động có yếu tố độc hại, nguy hiểm vào phụ cấp theo nghề) sẽ bị bãi bỏ.
Có 5 yếu tố chính để xây dựng bảng lương mới đối với quân đội. Ảnh minh họa: TL
Mức lương cơ sở trong quân đội hiện nay là bao nhiêu?
Hiện nay mức lương cơ sở được dùng làm căn cứ tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp cũng như căn cứ vào để thực hiện các chế độ khác theo quy định là 1,8 triệu đồng/tháng.
Cách tính mức lương, phụ cấp và trợ cấp lương quân đội
1. Mức lương cơ sở: 1.800.000 đồng/tháng.
2. Cách tính mức lương, phụ cấp quân hàm, hệ số chênh lệch bảo lưu và phụ cấp, trợ cấp của các đối tượng được quy định tại Điều 2 Thông tư 41/2023/TT-BQP, như sau:
a) Mức lương
Mức lương thực hiện từ ngày 01/7/2023 | = | Mức lương cơ sở 1.800.000 đồng/tháng | x | Hệ số lương hiện hưởng |
b) Mức phụ cấp quân hàm hạ sĩ quan, binh sĩ và học viên cơ yếu
Mức phụ cấp quân hàm thực hiện từ ngày 01/7/2023 | = | Mức lương cơ sở 1.800.000 đồng/tháng | x | Hệ số phụ cấp quân hàm hiện hưởng |
c) Mức tiền của hệ số chênh lệch bảo lưu
Mức tiền của hệ số chênh lệch bảo lưu thực hiện từ ngày 01/7/2023 | = | Mức lương cơ sở 1.800.000 đồng/tháng | x | Hệ số chênh lệch bảo lưu hiện hưởng |
d) Mức phụ cấp tính theo mức lương cơ sở
Đối với người hưởng lương
Mức phụ cấp thực hiện từ ngày 01/7/2023 | = | Mức lương cơ sở 1.800.000 đồng/tháng | x | Hệ số phụ cấp được hưởng theo quy định |
Đối với hạ sĩ quan, binh sĩ và học viên cơ yếu
Mức phụ cấp thực hiện từ ngày 01/7/2023 | = | Mức phụ cấp quân hàm binh nhì (tính theo mức lương cơ sở 1.800.000 đồng/tháng) | x | Hệ số phụ cấp được hưởng theo quy định |
đ) Mức phụ cấp tính theo tỷ lệ %
Đối với người hưởng lương:
Mức phụ cấp thực hiện từ ngày 01/7/2023 = (Mức lương thực hiện từ ngày 01/7/2023 + Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo thực hiện từ ngày 01/7/2023 + Mức phụ cấp thâm niên vượt khung thực hiện từ ngày 01/7/2023) x Tỷ lệ % phụ cấp được hưởng theo quy định
Đối với hạ sĩ quan, binh sĩ và học viên cơ yếu:
Mức phụ cấp thực hiện từ ngày 01/7/2023 | = | Mức phụ cấp quân hàm hiện hưởng, cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) tính theo mức lương cơ sở 1.800.000 đồng/tháng | x | Tỷ lệ % phụ cấp được hưởng theo quy định |
e) Mức trợ cấp tính theo mức lương cơ sở
Mức trợ cấp thực hiện từ ngày 01/7/2023 | = | Mức lương cơ sở 1.800.000 đồng/tháng | x | Số tháng được hưởng trợ cấp theo quy định |