Chuyên mục  


Ca sĩ Anna Högberg trình diễn trong The Band Fest 2018 - Ảnh: NVCC

Khi được hỏi gia đình ông bà có giống như gia đình Von Trapp trong bộ phim ca nhạc nổi tiếng The sound of the music không, phu nhân đại sứ Thụy Điển Anna Högberg cười tươi: "Ồ không giống đâu, chúng tôi thỉnh thoảng hát cùng nhau những ca khúc ca ngợi mùa hè thôi".

Tôi nhận thấy con người trên thế giới đều có một số điểm tương đồng, ngoài ra ai cũng có những điểm khác biệt, độc đáo riêng. Khi tiếp xúc với thế giới đa dạng đó, bạn sẽ không phán xét mà nhìn sự vật hiện tượng như - nó - đang - là.

ANNA HÖGBERG

Ca sĩ Anna Högberg hát cùng Dàn hợp xướng Quốc Tế Hanoi Voices và dàn nhạc tre nứa Sức sống mới

Gia đình âm nhạc

Đại sứ Pereric Högberg từng là thành viên của một dàn đồng ca ở Thụy Điển, ông biết chơi nhiều nhạc cụ. Còn vợ của ông, bà Anna Högberg tốt nghiệp Học viện Âm nhạc hoàng gia ở Stockholm (Thụy Điển). Hai người con của ông bà đều có năng khiếu âm nhạc. Cô con gái lớn vừa mới đỗ Trường Berklee danh tiếng ở Mỹ.

Bà Anna Högberg dường như có một cuộc sống rất khác với các phu nhân đại sứ. Sự nghiệp ngoại giao của ông Pereric Högberg đã làm thay đổi hoàn toàn cuộc đời của bà.

Năm 1996, sau khi tốt nghiệp đại học, bà Anna Högberg theo chồng công du tới Namibia, bắt đầu một cuộc đời chu du khắp thế giới và tạo dựng một sự nghiệp âm nhạc cho riêng mình. Bà Anna Högberg từng làm giáo viên dạy nhạc ở Namibia, Nam Phi, nơi chồng bà tới làm đại sứ.

Hết nhiệm kỳ, gia đình ông bà quay trở lại Thụy Điển, sống trong nước 10 năm. Tại đây bà Anna giảng dạy tại Đại học Södertörn, một trường sư phạm âm nhạc. Nhiệm vụ của bà là đào tạo các giáo viên dạy nhạc.

Năm 2016, đại sứ Pereric Högberg bắt đầu nhiệm kỳ ở Việt Nam. Tới Việt Nam, bà Anna Högberg định nghỉ ngơi nhưng chỉ khoảng 6-7 tháng sau, người phụ nữ này cảm thấy rất nhớ nghề giảng dạy.

Trong một thời gian ngắn, nhờ sự giúp đỡ của chồng, bà đã kết nối được với rất nhiều đơn vị âm nhạc, các nghệ sĩ ở Việt Nam và không lâu sau đó bà làm không hết việc.

Ông bà Pereric Högberg và Anna Högberg luôn song hành trong nhiều sự kiện.

Soạn giáo trình cho bộ môn hát jazz

Khi diva Mỹ Linh mời Anna tham gia ban nhạc Jazz Glory trong chương trình The Band Fest 2018, Anna "yes, yes" luôn. "Tuổi của tôi bằng tuổi mẹ của các thành viên trong ban nhạc, nhưng với jazz lứa tuổi không quan trọng, miễn là chúng tôi chơi ăn ý" - Anna dí dỏm nói.

Hằng tuần bà bay vào TP.HCM để luyện hát cho các học viên ở Nhạc viện TP.HCM. Còn tại Hà Nội, bà đang cùng khoa jazz (Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam) xây dựng giáo trình cho bộ môn hát jazz, đồng thời mở lớp dạy hát jazz tại nhà.

"Hát jazz tức là bạn thể hiện tâm hồn của mình, nên một người dạy như tôi sẽ không áp đặt cái tôi của mình lên học viên, mà chỉ giúp họ tìm ra sự độc đáo của riêng mình" - Anna chia sẻ.

Một trong những điều về Việt Nam mà vị phu nhân đại sứ thấy thú vị nhất là khi ra đường mọi người rất hay trao đổi ánh mắt với nhau.

"Mọi người ở Việt Nam có vẻ rất cởi mở, tò mò nữa. Khi đi trên đường phố, rất nhiều người nhìn vợ chồng tôi, có thể vì chúng tôi rất cao. Còn ở Thụy Điển, đi ngoài phố mọi người gần như không nhìn vào mắt nhau. Có lẽ khí hậu giá lạnh tạo cho họ thói quen như vậy. Người Thụy Điển rất e thẹn nữa".

Anna cho biết được giao lưu với các nghệ sĩ bản địa là cách nhanh nhất để bà thích nghi với một nền văn hóa mới. Bà từng hợp tác với dàn nhạc dân tộc của nhạc trưởng Đồng Quang Vinh.

"Ông ấy điều khiển cả một dàn nhạc với nhạc cụ làm bằng tre, đó là một trải nghiệm hết sức độc đáo, thú vị, tuyệt vời với cá nhân tôi" - người phụ nữ tóc vàng duyên dáng lúc nào cũng nở nụ cười tươi tắn, tràn đầy năng lượng nói.

Bà Anna Högberg

TS Nguyễn Tiến Mạnh (chủ nhiệm khoa jazz, Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam): "Tôi chỉ có thể nói những gì ông bà Pereric Högberg và Anna Högberg đang làm là vì tình yêu dành cho Việt Nam.

Anna là một giảng viên rất giỏi và tâm huyết. Một buổi học hát jazz với giảng viên người nước ngoài giá rất đắt, nhưng với sinh viên Việt bà chỉ lấy tượng trưng như giá một tiết học trong các trường đại học công lập".

Ca sĩ Mỹ Linh: "Anna là một nữ ca sĩ jazz được đào tạo bài bản tại Thụy Điển. Ở Hà Nội hiếm người như thế lắm, nên thật vinh dự cho chúng tôi khi có Anna trong The Band Fest. Anna vô cùng nhiệt tình, làm việc cực kỳ nghiêm túc. Chị ấy cũng từng dạy tại trung tâm của chúng tôi một thời gian và các học trò đều rất thích chị ấy".

Jazz Through Time - 'thánh đường' mới của dân mê jazz Sài Gòn

TTO - Jazz Through Time là tên một chuỗi chương trình chuyên về nhạc Jazz, dành cho những người mê Jazz, yêu Jazz với những câu chuyện âm nhạc thú vị về Jazz.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020