Chuyên mục  


Ảnh: MI LY

Mộng tưởng của nó là có ngày sẽ được oai như Chim, Giao, nếu hạnh phúc dắt đến cho nó một ông bầu.

Vũ Trọng Phụng viết trong Số đỏ

Sách kể ở thời Số đỏ, có 2 vận động viên quần vợt ở miền Nam đang nổi tiếng khắp nước, là thần tượng của Xuân tóc đỏ thời nhặt "banh quần". Đó là Chim và Giao, tức Nguyễn Văn Chim và Huỳnh Văn Giao.

Họ là hai tay vợt xuất sắc của Hội Quần vợt Garcerie-Tennis Club (sau này đổi tên thành Saigon Tennis Club và là Nhà văn hóa Thanh niên ở TP.HCM ngày nay). 

Quần vợt là môn thể thao thượng lưu do người Pháp đưa vào Sài Gòn đầu thế kỷ 20. Sau đó, với sự ra đời của Hội Quần vợt Garcerie-Tennis Club, môn này thu hút người Việt đủ mọi thành phần.

2 tay vợt đầu tiên của Việt Nam dự Grand Slam

Sự nghiệp của Nguyễn Văn Chim và Huỳnh Văn Giao được ông bầu Triệu Văn Yên đỡ đầu. Trong hai người, Chim xuất thân nghèo khó và từng nhặt bóng kiếm sống giống như Xuân tóc đỏ. Đây cũng là hai tay vợt đầu tiên của Việt Nam dự Grand Slam. 

Cụ thể, cặp Chim - Giao đã dự Roland Garros và Wimbledon vào năm 1931. Tại Roland Garros, Nguyễn Văn Chim thua Jean Borotra, 1 trong 4 "chàng ngự lâm pháo thủ" của quần vợt Pháp khi đó. Đồng thời, cả Chim và Giao đều thua theo hình thức "walk over" (không có mặt) trong 3 trận khác thuộc Roland Garros và Wimbledon.

Từ đó đến nay, quần vợt Việt Nam chỉ có thêm tay vợt Võ Văn Bảy dự Roland Garros vào năm 1954. Ông Bảy được coi là "quái kiệt", tượng đài của quần vợt Việt Nam kiêm "người không tuổi". Ông nổi tiếng với việc "dám" đánh thắng vua Bảo Đại và được nhà vua đồng ý cho đi Pháp.

Sách cũng nhắc đến người phụ nữ Việt Nam đầu tiên tỏa sáng ở lĩnh vực này. Đó là bà Trần Thị Ngọc Oanh, nhà vô địch quần vợt Đông Dương 1953. 

Sau khi lấy chồng, bà đổi tên thành Nguyễn Linh Chiêu và lại vô địch đơn nữ, đôi nữ Việt Nam 1963. Thời đó, khi nữ giới luôn bị bắt ở nhà nội trợ, việc một phụ nữ đạt thành tích thể thao cao như vậy là rất đáng nể.

"Lãng phí 30 năm"

Từng có quá khứ vàng son, quần vợt Việt Nam hiện nay lại ở vào "thời trăn trở". Năm 2015, Việt Nam có Lý Hoàng Nam vô địch giải đôi nam Wimbledon nhưng là giải trẻ.

Hai tác giả cũng đưa ra nhận định mạnh bạo là ngành quần vợt Việt Nam đã "lãng phí 30 năm". Lý do là Liên đoàn Quần vợt Việt Nam (VTF) vừa kỷ niệm 30 năm thành lập vào tháng 5-2019 nhưng "không kèn không trống".

Thậm chí khi 2 tác giả hỏi về kỷ yếu của liên đoàn để làm tư liệu cho sách, họ nhận được câu trả lời: "Làm gì có kỷ yếu nào, mấy chục năm nay có ai làm đâu". 

"Câu trả lời đó thật sự khiến chúng tôi thất vọng" - Đặng Hoàng - Đinh Hiệp viết. Hiện nay, quần vợt Việt Nam phát triển nhờ đầu tư cá nhân của các ông chủ lớn, thay vì có chiến lược bài bản cấp quốc gia.

Quần vợt là môn chơi quý tộc, xuất phát từ hoàng gia châu Âu thế kỷ 12. Đến nay, môn thể thao này đã được xã hội hóa, nhưng vẫn đòi hỏi rất nhiều tiền bạc và nỗ lực nếu muốn theo đuổi lâu dài.

Tên của ông Nguyễn Văn Chim hiện nay được đặt tên cho đường Nguyễn Văn Chiêm ở Sài Gòn, ngay bên hông Nhà văn hóa Thanh niên.

Các tác giả cho rằng đây là cách đặt tên sai do cách gọi thân mật Ba Chiêm một thời. Sách đề xuất sửa lại là đường Nguyễn Văn Chim cho chính xác.

​Kịch Số đỏ ra Hà Nội

TT - Khán giả thủ đô đi xem kịch Số đỏ (tác giả: Lê Chí Trung - phóng tác theo tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng, đạo diễn: NSND Doãn Hoàng Giang), với tâm thế “soi” là nhiều...

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020