Trống đồng Kính Hoa được công nhận bảo vật quốc gia năm 2020, là một trong ba chiếc trống của nhà sưu tập Nguyễn Văn Kính đang được trưng bày tại triển lãm Nghệ thuật Đông Sơn.
Trống cao 59 cm, đường kính mặt và chân là 89 cm, có niên đại thế kỷ 4 - 3 trước Công nguyên, thuộc nền văn hóa Đông Sơn. Tên Kính Hoa gắn với tên của nhà sưu tập - chủ sở hữu bảo vật hợp pháp.
Sự kiện diễn ra từ ngày 18/1 đến 18/2, do Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam phối hợp Bảo tàng Kính Hoa tổ chức. Không gian trưng bày gồm 36 hiện vật tiêu biểu của thời kỳ Đông Sơn.
Trống đồng Kính Hoa được công nhận bảo vật quốc gia năm 2020, là một trong ba chiếc trống của nhà sưu tập Nguyễn Văn Kính đang được trưng bày tại triển lãm Nghệ thuật Đông Sơn.
Trống cao 59 cm, đường kính mặt và chân là 89 cm, có niên đại thế kỷ 4 - 3 trước Công nguyên, thuộc nền văn hóa Đông Sơn. Tên Kính Hoa gắn với tên của nhà sưu tập - chủ sở hữu bảo vật hợp pháp.
Sự kiện diễn ra từ ngày 18/1 đến 18/2, do Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam phối hợp Bảo tàng Kính Hoa tổ chức. Không gian trưng bày gồm 36 hiện vật tiêu biểu của thời kỳ Đông Sơn.
Trống đồng Kính Hoa III, cao 46 cm, đường kính mặt 69,5 cm, chân là 83 cm.
Theo Phó giáo sư, Tiến sĩ Tống Trung Tín - chủ tịch Hội khảo cổ học Việt Nam, quan sát các trống Đông Sơn như được thấy lại những hình ảnh sinh động nhất của nền văn minh xưa.
''Dáng trống đẹp, cân đối và vững chãi được tạo ra dựa trên trình độ đúc đồng điêu luyện'', ông Tống Trung Tín nhận định. Trên thân hiện vật là các hoa văn phong phú, phản ánh cuộc sống, nếp sinh hoạt, tín ngưỡng của cộng đồng cư dân thời đại này.
Trống đồng Kính Hoa III, cao 46 cm, đường kính mặt 69,5 cm, chân là 83 cm.
Theo Phó giáo sư, Tiến sĩ Tống Trung Tín - chủ tịch Hội khảo cổ học Việt Nam, quan sát các trống Đông Sơn như được thấy lại những hình ảnh sinh động nhất của nền văn minh xưa.
''Dáng trống đẹp, cân đối và vững chãi được tạo ra dựa trên trình độ đúc đồng điêu luyện'', ông Tống Trung Tín nhận định. Trên thân hiện vật là các hoa văn phong phú, phản ánh cuộc sống, nếp sinh hoạt, tín ngưỡng của cộng đồng cư dân thời đại này.
Thạp đồng có chiều cao 47,6 cm, đường kính mặt, chân lần lượt là 41,4 và 38,4 cm.
Hồ sơ của Cục Di sản văn hóa cho biết bề mặt hiện vật có lớp pa-tin mỏng màu xanh ngọc, bóng mịn và khá đều giúp bảo vệ cốt đồng bên trong và những mảng hoa văn trang trí bên ngoài.
Thạp đồng có chiều cao 47,6 cm, đường kính mặt, chân lần lượt là 41,4 và 38,4 cm.
Hồ sơ của Cục Di sản văn hóa cho biết bề mặt hiện vật có lớp pa-tin mỏng màu xanh ngọc, bóng mịn và khá đều giúp bảo vệ cốt đồng bên trong và những mảng hoa văn trang trí bên ngoài.
Nhiều hiện vật khác cùng thời đại cũng được trưng bày tại triển lãm. Rìu gót vuông cho thấy cư dân Đông Sơn đã chế tạo những công cụ lao động phong phú, tiến bộ hơn thời kỳ trước.
Nhiều hiện vật khác cùng thời đại cũng được trưng bày tại triển lãm. Rìu gót vuông cho thấy cư dân Đông Sơn đã chế tạo những công cụ lao động phong phú, tiến bộ hơn thời kỳ trước.
Lồng đốt trầm Đông Sơn.
Tại sự kiện khai mạc, nhà sưu tập Nguyễn Văn Kính - giám đốc Bảo tàng Kính Hoa - cho biết xúc động khi được gìn giữ các hiện vật quý. ''Tôi mong những bảo vật này không ra khỏi Việt Nam mà ở lại chính nơi đã sản sinh ra nó, để con cháu muôn đời sau được tự hào về cội nguồn của mình'', ông nói.
Bảo tàng Kính Hoa hiện ở đường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, được cấp phép hoạt động hồi tháng 11/2024. Đơn vị có nhiệm vụ nghiên cứu, sưu tầm, bảo quản, trưng bày, giáo dục, giới thiệu các tài liệu, hiện vật, hình ảnh liên quan văn hóa Đông Sơn và của dân tộc nói chung.
Lồng đốt trầm Đông Sơn.
Tại sự kiện khai mạc, nhà sưu tập Nguyễn Văn Kính - giám đốc Bảo tàng Kính Hoa - cho biết xúc động khi được gìn giữ các hiện vật quý. ''Tôi mong những bảo vật này không ra khỏi Việt Nam mà ở lại chính nơi đã sản sinh ra nó, để con cháu muôn đời sau được tự hào về cội nguồn của mình'', ông nói.
Bảo tàng Kính Hoa hiện ở đường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, được cấp phép hoạt động hồi tháng 11/2024. Đơn vị có nhiệm vụ nghiên cứu, sưu tầm, bảo quản, trưng bày, giáo dục, giới thiệu các tài liệu, hiện vật, hình ảnh liên quan văn hóa Đông Sơn và của dân tộc nói chung.
Bản dập của mặt trống đồng Kính Hoa II.
Tiến sĩ Nguyễn Anh Minh - giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam - mong muốn qua hiện vật, công chúng không chỉ cảm nhận vẻ đẹp di sản nghệ thuật Đông Sơn mà còn trân trọng những giá trị truyền thống của tổ tiên.
Bản dập của mặt trống đồng Kính Hoa II.
Tiến sĩ Nguyễn Anh Minh - giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam - mong muốn qua hiện vật, công chúng không chỉ cảm nhận vẻ đẹp di sản nghệ thuật Đông Sơn mà còn trân trọng những giá trị truyền thống của tổ tiên.
Bản dập tang và lưng trống đồng Kính Hoa III.
Bản dập tang và lưng trống đồng Kính Hoa III.
Ở giữa là hình ảnh ngôi sao, mặt trời trên mặt trống đồng, hai bên là các họa tiết trang trí khác như cá và rùa, người buộc bò vào cây nêu trong lễ hiến tế.
Ở giữa là hình ảnh ngôi sao, mặt trời trên mặt trống đồng, hai bên là các họa tiết trang trí khác như cá và rùa, người buộc bò vào cây nêu trong lễ hiến tế.
Một số hiện vật tiền Đông Sơn.
Một số hiện vật tiền Đông Sơn.
Không gian sự kiện tại tầng hai, nhà B, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.
Không gian sự kiện tại tầng hai, nhà B, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.
Giang Huy - Phương Linh