Chuyên mục  


6f9d6fa4-c5df-437e-a238-a915acf71cef-1728103077890218289008.jpg

ThS Phù Khải Hùng (trái) và TS Nguyễn Thị Từ An chia sẻ trong buổi tọa đàm - Ảnh: HỒ LAM

Sáng 5-10, trong chuỗi sự kiện booktourNgười trẻ và giới,Nhà xuất bản Phụ Nữ Việt Namtổ chức tọa đàmLề hóa tính dục: Có ai bị bỏ quên không?.

Diễn giả sự kiện là TS Nguyễn Thị Từ An, ThS Phù Khải Hùng và người tham gia bàn luận về một số vấn đề liên quan đến tính dục, tình dục và sự lề hóa; tính dục trong mối giao thoa với giới, giới tính và các giao lộ khác; sự lề hóa và các cá nhân bị bỏ rơi. 

Sự lề hóa xuất hiện khi các tiếng nói bị chiếm đoạt

Theo các diễn giả, đã có một số nhóm người bị gạt ra bên lề của xã hội khi các tiếng nói về quyền tình dục bị chiếm đoạt như: LGBTQ+, người khuyết tật, người già, người tâm thần…

TS Nguyễn Thị Từ An, nhà nghiên cứu các dự án về sức khỏe, khuyết tật, giới tính, sức khỏe tình dục và sinh sản ở Đại học Monash, Úc, cố gắng tìm hiểu vì sao trong một gia đình thường xảy ra việc khó chấp nhận một người con dâu, người vợ khuyết tật từ thực tế cuộc sống của chính bà và những người xung quanh.

base64-17281144163582044125926.jpeg

TS Nguyễn Thị Từ An nói về sự lề hóa và những định kiến - Ảnh: HỒ LAM

Bà đã tiến hành nghiên cứu đầu tiên là "Quan niệm về tình yêu, gia đình của người khuyết tật tại TP.HCM". 

Qua nghiên cứu, kết quả phát hiện có một quan niệm cố hữu trong suy nghĩ của đa phần đối tượng khảo sát: 

"Đã là phụ nữ trong gia đình thì cần làm tròn trách nhiệm làm mẹ, làm vợ, chăm sóc bố mẹ, con cái...".

Nhiều ý kiến khảo sát cho rằng người phụ nữ khuyết tật sẽ không làm được gì. Họ sẽ không có khả năng sinh con hoặc đáp ứng nhu cầu tình dục của bạn đời. 

Theo bà An, những quan niệm này xuất phát khi chúng ta chứng kiến ngoại hình, vẻ bề ngoài của người khuyết tật và rồi được truyền miệng từ người này sang người kia. 

"Ví dụ, với một người phụ nữ mù, họ thường sẽ nhận lại những nhận định đại loại như: Đã mù rồi còn lấy chồng làm gì? Đẻ con ra thì có thấy đường nuôi con đâu, rồi lại mang gánh nặng cho gia đình và xã hội...".

Theo TS Nguyễn Thị Từ An, những quan điểm truyền miệng vô tình đẩy người phụ nữ khuyết tật ra bên lề của xã hội. Họ đối mặt với định kiến tận... 3 lần khi là người khuyết tật, phụ nữ và vừa là người khuyết tật vừa là phụ nữ.

"Những quan niệm như vậy sẽ vô tình đẩy người phụ nữ khuyết tật ra bên lề của xã hội" - bà Từ An nói. 

Và bà An cũng từng chứng kiến nhiều người phụ nữ khuyết tật vẫn có khả năng lập gia đình, sinh con và nuôi con bằng bản năng của họ. Những người đó vẫn có khao khát được làm mẹ, làm vợ.

Tình yêu và tình dục có nhất thiết đi cùng nhau?

Một vấn đề quen thuộc cũng được người tham gia đặt ra trong tọa đàm: "Tình yêu mà không có tình dục chỉ là tình bạn?". 

Là một người nghiên cứu tình dục dưới góc độ nhân học, ThS Phù Khải Hùng cho biết việc yêu một ai đó không có tình dục còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. 

Ngoài sự lựa chọn, trách nhiệm, nó còn là xu hướng tính dục. 

Ví dụ, asexual (người vô tính) là thuật ngữ chung dành cho những người có ít hoặc không có cảm giác hấp dẫn tình dục đối với người khác, bất kể giới tính nào...

Theo bà Từ An, tình dục là bản năng của mọi sinh vật, trong đó có con người. Nhưng khác với con vật, con người có lý trí, biết suy nghĩ. Ở đó có sự đồng thuận giữa hai người trong mối quan hệ và hợp pháp về lễ giáo, đạo đức. 

"Khi quyết định đặt tình dục vào mối quan hệ thì cần xem xét trách nhiệm với bản thân và người bạn tình của mình, từ đó sẽ có những cân nhắc hợp lý" - bà An chia sẻ.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020