Chuyên mục  


Các hình ảnh được tác giả Đào Thị Diến tổng hợp từ tài liệu của Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I, minh họa cho cuốn Hà Nội thời cận đại. Sách do Nhã Nam phát hành cuối tháng 9, kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024). Tác phẩm nghiên cứu quá trình Hà Nội biến đổi từ khu nhượng địa sang thành phố phương Tây vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20.

Các hình ảnh được tác giả Đào Thị Diến tổng hợp từ tài liệu của Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I, minh họa cho cuốn Hà Nội thời cận đại. Sách do Nhã Nam phát hành cuối tháng 9, kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024). Tác phẩm nghiên cứu quá trình Hà Nội biến đổi từ khu nhượng địa sang thành phố phương Tây vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20.

Cửa Bắc Hoàng thành Thăng Long.

Theo sách, ngày 28/8/1893, nhằm phục vụ việc mở rộng và quy hoạch khu phố Pháp ở phía Tây Hà Nội từ vị trí thành cổ, Hội đồng thành phố đã nhất trí đề nghị lên Thống sứ Bắc Kỳ và Toàn quyền Đông Dương cho phá hủy nốt phần còn lại của Hoàng thành, chỉ để lại cổng phía Bắc với vết đạn công thành.

Cửa Bắc Hoàng thành Thăng Long.

Theo sách, ngày 28/8/1893, nhằm phục vụ việc mở rộng và quy hoạch khu phố Pháp ở phía Tây Hà Nội từ vị trí thành cổ, Hội đồng thành phố đã nhất trí đề nghị lên Thống sứ Bắc Kỳ và Toàn quyền Đông Dương cho phá hủy nốt phần còn lại của Hoàng thành, chỉ để lại cổng phía Bắc với vết đạn công thành.

Tàu điện trên phố Hàng Đào.

Tác giả Đào Thị Diến nghiên cứu rằng để biến Hà Nội thành "trung tâm đường sắt quan trọng nhất của Bắc Kỳ và Đông Dương", chính quyền thuộc địa Pháp đã xây dựng hệ thống đường sắt ở thành phố từ tháng 7/1894.

Tàu điện trên phố Hàng Đào.

Tác giả Đào Thị Diến nghiên cứu rằng để biến Hà Nội thành "trung tâm đường sắt quan trọng nhất của Bắc Kỳ và Đông Dương", chính quyền thuộc địa Pháp đã xây dựng hệ thống đường sắt ở thành phố từ tháng 7/1894.

Xe kéo xuất hiện trong ảnh chụp trước ngôi nhà được dùng làm Tòa Công sứ Pháp tại phố Hàng Gai.

Trong tài liệu lưu trữ, hai chiếc xe kéo lần đầu có ở Hà Nội do Công sứ Bonnal cho nhập từ Nhật Bản năm 1884. Một chiếc để dùng, xe còn lại biếu Tổng đốc thành phố là Nguyễn Hữu Độ.

Xe kéo xuất hiện trong ảnh chụp trước ngôi nhà được dùng làm Tòa Công sứ Pháp tại phố Hàng Gai.

Trong tài liệu lưu trữ, hai chiếc xe kéo lần đầu có ở Hà Nội do Công sứ Bonnal cho nhập từ Nhật Bản năm 1884. Một chiếc để dùng, xe còn lại biếu Tổng đốc thành phố là Nguyễn Hữu Độ.

Nhà thờ Lớn Hà Nội trước khi bỏ hàng rào sắt bên ngoài.

Công trình bắt đầu xây dựng đầu năm 1884, hoàn thành sau ba năm. Tác giả viết: ''Nhà thờ Lớn được xây dựng mô phỏng theo nhà thờ Notre Dame de Paris trên một mặt bằng hình thập tự dài 55 m, rộng 33 m, có hai tháp chuông đồ sộ đáy vuông cao 17 m, có nhiều cửa uốn vòm lắp kính của Công ty Ott et Cie mang từ Pháp sang".

André Masson - lưu trữ viên, nhà cổ tự học tại Sở Lưu trữ và Thư viện Đông Dương - từng viết về công trình: "Mặc dù nhà thờ không phải là một kiệt tác kiến​​​​ trúc, nhưng từ góc độ lịch sử, nó là một trong những di tích đáng chú ý nhất của thành phố và tương tự như những nhà thờ thời Trung cổ của chúng ta về điều kiện xây dựng trên quy mô hoành tráng với nguồn tài nguyên nhỏ bé, sau những thảm họa do chiến tranh và hỏa hoạn gây ra".

Nhà thờ Lớn Hà Nội trước khi bỏ hàng rào sắt bên ngoài.

Công trình bắt đầu xây dựng đầu năm 1884, hoàn thành sau ba năm. Tác giả viết: ''Nhà thờ Lớn được xây dựng mô phỏng theo nhà thờ Notre Dame de Paris trên một mặt bằng hình thập tự dài 55 m, rộng 33 m, có hai tháp chuông đồ sộ đáy vuông cao 17 m, có nhiều cửa uốn vòm lắp kính của Công ty Ott et Cie mang từ Pháp sang".

André Masson - lưu trữ viên, nhà cổ tự học tại Sở Lưu trữ và Thư viện Đông Dương - từng viết về công trình: "Mặc dù nhà thờ không phải là một kiệt tác kiến​​​​ trúc, nhưng từ góc độ lịch sử, nó là một trong những di tích đáng chú ý nhất của thành phố và tương tự như những nhà thờ thời Trung cổ của chúng ta về điều kiện xây dựng trên quy mô hoành tráng với nguồn tài nguyên nhỏ bé, sau những thảm họa do chiến tranh và hỏa hoạn gây ra".

Chambre de Commerce et d'Agriculture (Phòng Thương mại và Nông nghiệp, nay là tòa soạn báo Hà Nội Mới) năm 1930.

Chambre de Commerce et d'Agriculture (Phòng Thương mại và Nông nghiệp, nay là tòa soạn báo Hà Nội Mới) năm 1930.

Văn Miếu năm 1931.

Theo sách Hà Nội thời cận đại, do có diện tích rộng, từ năm 1884 đến năm 1940, Văn Miếu liên tục bị chính quyền thuộc địa sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau. Ví dụ làm bệnh xá cho các bệnh nhân trong đợt dịch hạch ở Hà Nội tháng 3/1903.

Cuộc đấu tranh của những sĩ phu Hà thành, nhà Nho trông coi Văn Miếu và người dân đã bảo vệ đượcdi sản văn hóa, dẫn đến đợt tu sửa năm 1888 cùng các cuộc trùng tu giai đoạn 1897-1901, 1904-1909, 1910-1915.

Văn Miếu năm 1931.

Theo sách Hà Nội thời cận đại, do có diện tích rộng, từ năm 1884 đến năm 1940, Văn Miếu liên tục bị chính quyền thuộc địa sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau. Ví dụ làm bệnh xá cho các bệnh nhân trong đợt dịch hạch ở Hà Nội tháng 3/1903.

Cuộc đấu tranh của những sĩ phu Hà thành, nhà Nho trông coi Văn Miếu và người dân đã bảo vệ đượcdi sản văn hóa, dẫn đến đợt tu sửa năm 1888 cùng các cuộc trùng tu giai đoạn 1897-1901, 1904-1909, 1910-1915.

Rue du Point en Bois (phố Cầu Gỗ ngày nay).

Rue du Point en Bois (phố Cầu Gỗ ngày nay).

Rue de I'Est (phố Đông), nay là phố Lý Nam Đế.

Rue de I'Est (phố Đông), nay là phố Lý Nam Đế.

Phương Linh Ảnh: Nhã Nam cung cấp

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020