Chuyên mục  


Phim cung đấu từ lâu là món ăn tinh thần hấp dẫn và có sự ảnh hưởng nhất định đến khán giả trẻ. Dễ thấy trên các diễn đàn điện ảnh hay mạng xã hội, người trẻ Việt đều có thể kể vanh vách về người đứng đầu triều đại hưng thịnh bậc nhất của Trung Hoa như Càn Long, Khang Hy, Ung Chính. Hay gần đây nhất là 2 câu chuyện khác nhau về hai vị hoàng hậu của vua Ung Chính, xuất hiện trong 2 bộ phim cung đấu Trung Hoa “hot” nhất năm qua cũng gây ra nhiều tranh cãi. Chưa kể, cấp bậc trong hậu cung Trung Hoa như quý phi, tần, quý nhân, thường tại, đáp ứng cũng dần in sâu vào trí nhớ của khán giả qua những trận chiến thâm cung trong Diên Hy Công Lược, Như ý truyện hay Chân hoàn truyện và nhiều bộ phim cổ trang khác. Điều này cho thấy, phim ảnh là một cách truyền bá lịch sử, văn hóa dễ dàng và sinh động nhất đến người xem.

Nhìn lại trong nước, thời gian gần đây, bộ phim cung đấu đầu tiên của Việt Nam – Phượng Khấu đã tạo ra một sức ảnh hưởng tương tự. Chỉ sau hai tập vừa ra mắt trên ứng dụng POPS, giới trẻ Việt đã bắt đầu truy tìm về triều đại nhà Nguyễn, đặc biệt là vua Thiệu Trị hay Từ Dụ Thái Hậu, những nhân vật mà Phượng Khấu đang xoay quanh. Những thuật ngữ, lễ nghi, điển chế, phục trang đều trở thành đề tài được bàn luận sôi nổi. Đặc biệt, những sự khác biệt so với nước láng giềng Trung Quốc càng khiến giới trẻ bàn luận sôi nổi hơn trên mạng xã hội. Có thể nói, ê kíp làm phim và đơn vị phát hành POPS đã thành công bước đầu trong hành trình mang sử Việt đến gần với giới trẻ Việt.

Phượng khấu - phim cung đấu dài tập xoay quanh cuộc đời của Phạm Hiệu Nguyệt – tức Từ Dụ Thái Hậu (Hồng Đào)

Phượng khấu - phim dài tập xoay quanh cuộc đời của bà Hiệu Nguyệt hay còn được biết đến là Nghi Thiên Chương Hoàng hậu Phạm Thị Hằng, phi tần của Hoàng đế Thiệu Trị và là mẹ ruột của Hoàng đế Tự Đức. Cùng với việc khắc họa cuộc đời những người phụ nữ trong cung, Phượng khấu còn lồng ghép yếu tố văn hóa nghệ thuật, ẩm thực, điển chế và nghi lễ…của cung đình triều Nguyễn, để qua đó, khán giả có thể hình dung về một triều đại huy hoàng, vàng son nhung gấm trong quá khứ. Đây là dự án mà ekip Phượng Khấu cũng như POPS rất tâm huyết, ấp ủ từ lâu với mong muốn lan tỏa những giá trị, di sản cha ông đến cộng đồng.

Hoàng đế Thiệu Trị (NSUT Thành Lộc)

Các chi tiết khác biệt nhỏ như phong vị các phi tần Nhất Giai, Nhị Giai… hay cách gọi con gái của Hoàng Tử là Công Nữ hay cách mà các phi tần gọi Vua là Ngài Ngự, gọi Hoàng thái hậu là Đức bà cũng như các khái niệm về Lục thượng cũng khá lạ tai với nhiều người. Chính từ những cái lạ và khó hiểu này càng thôi thúc giới trẻ đi tìm kiếm định nghĩa chính xác, trao đổi rôm rả với nhau. Từ đó tạo nên một xu hướng tìm hiểu sâu về lịch sử nước nhà trong cộng đồng người trẻ Việt.

Người xem chia sẻ về thứ bậc phi tần trong thời vua Thiệu Trị

Qua 2 tập phim vừa qua, khán giả đã được làm quen với các nhân vật quan trọng như Hoàng đế Thiệu Trị (NSUT Thành Lộc), Hiệu Nguyệt (Hồng Đào), Phương Nhậm (NSND Hồng Vân), Đoàn Viên (NSUT Tuyết Thu), Nhân Tuyên Hoàng Thái Hậu (Lê Thiện). Bên cạnh đó, danh xưng Nguyên Cơ dành cho Hiệu Nguyệt, Trắc Cơ dành cho Phương Nhậm hay Thị Cơ của Đoàn Viên và Tịnh Xuyên lúc còn là vợ của Hoàng Tử Miên Tông (tức vua Thiệu Trị sau này) cũng khiến nhiều người tò mò.

Trắc cơ Phương Nhậm (NSND Hồng Vân)

Theo sử sách Việt ghi lại, Nguyên cơ – Trắc cơ – Thị cơ là hiệu được phong cho vợ của các Hoàng tử. Trong đó, Nguyên cơ là người vợ chính thức, hay còn được gọi là vợ lớn.Tiếp theo đó là Trắc cơ, rồi đến Thị cơ. Ba phong vị này tương xứng với Đích phúc tấn -Trắc phúc tấn - Cách cách ở triều đình nhà Thanh (Trung Quốc).

Các khán giả cũng tinh ý tìm ra thêm một điểm mà ít thấy trên các bộ phim cung đấu Trung Quốc. Đó là các phi tần đều nắm giữ những trọng trách riêng chứ không phải chỉ biết hưởng vinh hoa. Điều này thể hiện rõ ngay trong tập 1, khi các phi tần nhập cung trong Phượng Khấu. Thê tử của tiên vương - bà Phi Hiền đã phân bổ “Lục thượng” cho các cung tần của Thiệu Trị hoàng đế. Điều này gây ra mâu thuẫn lớn giữa Phương Nhậm và Hiệu Nguyệt, cũng như khiến người xem tò mò. Liệu việc phân chia công việc có liên quan đến cấp quyền lực trong cung?

Chỉ ít giờ sau, giới trẻ đã nhanh chóng tìm hiểu và truyền tay nhau định nghĩa của các phần việc này. Theo đó, Lục thượng bao gồm Thượng nghi, Thượng thực (từ thời Triệu Trị đổi làm Thượng diên), Thượng trân, Thượng y, Thượng phục và Thượng thảng. Thượng nghi giữ nghi lễ, giấy tờ trong cung. Thượng diên giữ thức ăn, chè, trà, hoa quả trong cung. Thượng trân giữ trang sức, châu ngọc trong cung. Thượng y giữ mũ, giày, áo, xiêm trong cung. Thượng phục giữ chăn, nệm, giường, màn trong cung. Trong đó chia ra các bậc quản lý. Thượng thảng (thượng khí) giữ đồ lạ, đồ chơi.

Nhìn chung, ê kip Phượng Khấu cũng như nhà phát hành POPS đã góp phần hun đúc thêm tình yêu dân tộc và sự hứng khởi tìm hiểu sử Việt trong lòng các khán giả trẻ. Các khán giả có thể đón xem các tập tiếp theo của Phượng Khấu, ra mắt vào thứ 5 hàng tuần độc quyền trên ứng dụng POPS.

Tải ứng dụng POPS tại: http://bit.ly/ungdungPOPS_032020

Xem Phượng Khấu tại: http://bit.ly/POPSvn_032020

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020