Chuyên mục  


Nhà thờ Chánh tòa Đà Lạt năm 1955, một trong những công trình kiến trúc Pháp lâu đời nhất của thành phố. Nơi đây còn được gọi là Nhà thờ Con Gà vì trên đỉnh cao nhất của công trình có tượng một con gà bằng đồng cao 66 cm. Tòa nhà khởi công xây dựng từ năm 1931, hoàn thành năm 1942.

Bức ảnh được giới thiệu trong sách Đà Lạt, thành phố trong album (tác giả Nguyễn Vĩnh Nguyên) - phát hành cuối tháng 12/2024. Một phần ấn phẩm tri ân Nguyễn Bá Mậu, một trong những nhiếp ảnh gia nổi tiếng ở Đà Lạt, người có bộ sưu tập lớn về phong cảnh "thành phố sương mù" thập niên 1950 đến 1975.

Nhà thờ Chánh tòa Đà Lạt năm 1955, một trong những công trình kiến trúc Pháp lâu đời nhất của thành phố. Nơi đây còn được gọi là Nhà thờ Con Gà vì trên đỉnh cao nhất của công trình có tượng một con gà bằng đồng cao 66 cm. Tòa nhà khởi công xây dựng từ năm 1931, hoàn thành năm 1942.

Bức ảnh được giới thiệu trong sách Đà Lạt, thành phố trong album (tác giả Nguyễn Vĩnh Nguyên) - phát hành cuối tháng 12/2024. Một phần ấn phẩm tri ân Nguyễn Bá Mậu, một trong những nhiếp ảnh gia nổi tiếng ở Đà Lạt, người có bộ sưu tập lớn về phong cảnh "thành phố sương mù" thập niên 1950 đến 1975.

Người Đà Lạt dạo phố trong sương sớm ban mai. Sách tái hiện ký ức một thời về vùng đất, xoay quanh hành trình tìm về văn hóa đô thị, di sản tinh thần nơi đây. Tác giả chọn lọc nhiều bức hình hiếm trong kho ảnh của nhiếp ảnh gia.

Người Đà Lạt dạo phố trong sương sớm ban mai. Sách tái hiện ký ức một thời về vùng đất, xoay quanh hành trình tìm về văn hóa đô thị, di sản tinh thần nơi đây. Tác giả chọn lọc nhiều bức hình hiếm trong kho ảnh của nhiếp ảnh gia.

Thuyền buồm thong dong trên hồ trong chiều tà.

Thuyền buồm thong dong trên hồ trong chiều tà.

Mặt hồ Xuân Hương tĩnh lặng trong ngày đông.

Mặt hồ Xuân Hương tĩnh lặng trong ngày đông.

Đàn ngựa ăn cỏ trên đồi Cù năm 1955. Tác giả dành một chương miêu tả về mảng xanh nằm giữa trung tâm thành phố, nơi gắn liền ký ức người Đà Lạt. "Hình dung về Đà Lạt những năm cuối sáu mươi đầu bảy mươi ư? Dưới một tán thông của đồi Cù, một đôi uyên ương ngồi nhìn về phía mặt hồ tĩnh lặng. Có khi chàng ôm cây guitar, có khi cầm một cuốn vở học trò ghi chép những bài thơ tình...", sách viết.

Đàn ngựa ăn cỏ trên đồi Cù năm 1955. Tác giả dành một chương miêu tả về mảng xanh nằm giữa trung tâm thành phố, nơi gắn liền ký ức người Đà Lạt. "Hình dung về Đà Lạt những năm cuối sáu mươi đầu bảy mươi ư? Dưới một tán thông của đồi Cù, một đôi uyên ương ngồi nhìn về phía mặt hồ tĩnh lặng. Có khi chàng ôm cây guitar, có khi cầm một cuốn vở học trò ghi chép những bài thơ tình...", sách viết.

Hai người ngắm hoàng hôn năm 1957.

Hai người ngắm hoàng hôn năm 1957.

Viện Đại học Đà Lạt từ xưa là nơi thu hút du khách, với những công trình lớn nhỏ dưới rừng thông, nằm dọc theo những con đường quanh co, tạo nên khung cảnh bình yên, lãng mạn.

Viện Đại học Đà Lạt từ xưa là nơi thu hút du khách, với những công trình lớn nhỏ dưới rừng thông, nằm dọc theo những con đường quanh co, tạo nên khung cảnh bình yên, lãng mạn.

tuan-ngoc-hat-pho-mua-dong-sang-tac-bao-chan-tai-da-lat-nam--1736044358.jpg?w=0&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=9TS1AilbDemBsCx1F9fs4Q
Tuấn Ngọc hát 'Phố mùa đông' (sáng tác: Bảo Chấn) tại Đà Lạt năm 2021

Tuấn Ngọc hát Phố mùa đông (nhạc ngoại, lời: Bảo Chấn) tại Đà Lạt năm 2021. Video: Mây Lang Thang

Một góc của Viện Đại học Đà Lạt năm 1950-1960.

Một góc của Viện Đại học Đà Lạt năm 1950-1960.

Vẻ đẹp hồ Ankroet qua bưu ảnh do ông Nguyễn Bá Mậu thực hiện. Cách trung tâm Đà Lạt 12km, thắng cảnh này nằm trong quần thể hồ Đan Kia - suối Vàng, dưới chân núi Lang Biang, được nhiều du khách ví như "Tuyệt Tình Cốc".

Vẻ đẹp hồ Ankroet qua bưu ảnh do ông Nguyễn Bá Mậu thực hiện. Cách trung tâm Đà Lạt 12km, thắng cảnh này nằm trong quần thể hồ Đan Kia - suối Vàng, dưới chân núi Lang Biang, được nhiều du khách ví như "Tuyệt Tình Cốc".

Bức ảnh thác Cam Ly - địa danh nổi tiếng - được in câu thơ: "Cam Ly thác chảy về đâu/ Cho ta nhắn gửi mối sầu cố hương".

Bức ảnh thác Cam Ly - địa danh nổi tiếng - được in câu thơ: "Cam Ly thác chảy về đâu/ Cho ta nhắn gửi mối sầu cố hương".

Trung tâm Đà lạt trên bưu thiếp với bức ảnh mang tên Một chiều mơ.

Trung tâm Đà lạt trên bưu thiếp với bức ảnh mang tên Một chiều mơ.

Chân dung nhiếp ảnh gia Nguyễn Bá Mậu. Năm 1947, khi mới 19 tuổi, ông từ quê nhà Phan Rang - Tháp Chàm bắt đầu lên Đà Lạt, học nghề ảnh ở các tiệm như Đại Việt, Nam Sơn. Thập niên 1960 đến đầu 1970, hơn 80% bưu ảnh chụp Đà Lạt, phát hành tại các nhà sách ở Sài Gòn, Vũng Tàu, Quy Nhơn, Nha Trang do ông thực hiện. Hình ảnh ông đeo máy ảnh, lang thang khắp phố phường để chụp phong cảnh trở thành một phần ký ức của nhiều người giai đoạn này. Không chỉ được biết đến ở ngành nhiếp ảnh trong nước, ông còn đoạt nhiều giải thưởng quốc tế những năm 1960. Sau khi ông qua đời năm 1990, các con tiếp tục đam mê của cha, giữ gìn kho phim ảnh như di sản ông để lại.

Chân dung nhiếp ảnh gia Nguyễn Bá Mậu. Năm 1947, khi mới 19 tuổi, ông từ quê nhà Phan Rang - Tháp Chàm bắt đầu lên Đà Lạt, học nghề ảnh ở các tiệm như Đại Việt, Nam Sơn. Thập niên 1960 đến đầu 1970, hơn 80% bưu ảnh chụp Đà Lạt, phát hành tại các nhà sách ở Sài Gòn, Vũng Tàu, Quy Nhơn, Nha Trang do ông thực hiện. Hình ảnh ông đeo máy ảnh, lang thang khắp phố phường để chụp phong cảnh trở thành một phần ký ức của nhiều người giai đoạn này. Không chỉ được biết đến ở ngành nhiếp ảnh trong nước, ông còn đoạt nhiều giải thưởng quốc tế những năm 1960. Sau khi ông qua đời năm 1990, các con tiếp tục đam mê của cha, giữ gìn kho phim ảnh như di sản ông để lại.

Mai Nhật Ảnh: trích sách Đà Lạt, thành phố trong album

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020