Thái độ của con người khi đối mặt với lợi ích
Có một câu nói rất thực tế rằng bộ mặt thật của con người chỉ bộc lộ khi họ đối diện với tranh chấp lợi ích. Một số người có thể trở nên thù địch vì lợi nhuận, có người lại sẵn sàng hy sinh lương tâm để đạt được mục đích của mình. Trong cuộc đua vì lợi ích, nhiều người thậm chí không quan tâm đến những hậu quả tiêu cực mà mình gây ra, chỉ chăm chăm vào việc làm sao thu được lợi nhuận. Lợi ích có thể khiến một người thể hiện những phẩm chất xấu nhất của mình.
Câu chuyện về hai ông chủ làm nổi bật điều này. Một người vì lợi nhuận mà chỉ chú trọng đến số lượng sản phẩm mà bỏ qua chất lượng, với hy vọng chiếm lĩnh thị trường dù sản phẩm kém. Người còn lại thì chú trọng đến chất lượng, tận tâm với sản phẩm và luôn đặt lợi ích lâu dài của khách hàng lên hàng đầu.
Kết quả, sản phẩm của ông chủ đầu tiên bị chỉ trích vì chất lượng kém, gây hại cho người tiêu dùng và cuối cùng dẫn đến sự phá sản của doanh nghiệp. Trong khi đó, ông chủ thứ hai vẫn vững vàng, doanh nghiệp của ông phát triển bền vững.
Có một câu nói rất thực tế rằng bộ mặt thật của con người chỉ bộc lộ khi họ đối diện với tranh chấp lợi ích.
Thực tế, chữ "lợi ích" còn phản ánh tầm nhìn của một người. Nếu ai chỉ chạy theo lợi ích trước mắt mà đánh mất lương tâm, người đó thực sự thiếu tầm nhìn và là kẻ ngắn hạn. Những người kiên trì với lợi ích lâu dài, vì lợi ích của cả cộng đồng, mới thực sự có trí tuệ và tầm nhìn xa.
Người đó có biết ơn người đã giúp mình hay không
Có hai từ mà ai cũng biết nhưng lại không phải ai cũng thực hiện được, đó là "cảm ơn." Khi bạn gặp khó khăn, người khác có thể giúp đỡ bạn, nhưng khi họ gặp vấn đề, đôi khi bạn sẽ không nhận được sự giúp đỡ từ họ.
Trong xã hội hiện đại, nơi mà nhịp sống phát triển nhanh chóng, lòng người cũng trở nên chai sạn. Không phải ai cũng biết đền ơn những người đã từng giúp đỡ mình. Thậm chí, khi bạn giúp đỡ người khác bằng tấm lòng chân thành, họ lại có thể không biết ơn mà còn quay lại phản bội. Đây là điều không hiếm gặp trong xã hội ngày nay.
Có hai từ mà ai cũng biết nhưng lại không phải ai cũng thực hiện được, đó là "cảm ơn."
Để biết người đó có đáng tin cậy và tốt bụng hay không, bạn chỉ cần quan sát họ có biết đền đáp ơn nghĩa hay không. Khi tìm một người bạn đồng hành, bạn nên tìm người thật sự biết ơn, bởi chỉ khi đó, sự hy sinh và cống hiến của bạn mới thực sự có ý nghĩa.
Ngoài ra, ông cha ta đã truyền lại những cách nhìn người rất sâu sắc:
– Muốn biết tốt xấu, hãy xem cách người khác đối xử khi gặp khó khănCách một người đối xử với những người xung quanh khi gặp khó khăn sẽ cho bạn biết rõ họ là người tốt hay xấu. Nếu bạn bè, hàng xóm sẵn sàng giúp đỡ mà không đòi hỏi báo đáp, đó chắc chắn là người tốt, sống có tình có nghĩa và biết chọn bạn bè.
– Muốn biết tiền đồ, hãy xem họ có mánh mung tham lợi nhỏNhững người có tiềm năng để thành công lớn thường nhìn xa trông rộng và không tham lam những lợi ích nhỏ nhặt. Họ luôn tập trung vào mục tiêu lớn hơn, có tầm nhìn và nghị lực để vượt qua thử thách.
– Muốn biết một người có đáng tin, hãy nhìn vào lời hứaMột người đáng tin cậy sẽ luôn giữ lời hứa, không bao giờ nói hứa chỉ để lấy lòng người khác mà không thực hiện.
– Muốn biết chân tâm, hãy nhìn vào ánh mắt người đóÁnh mắt là cửa sổ tâm hồn và không thể nói dối. Nếu một người có ánh mắt kiên định, ngay thẳng, đó là người đáng tin cậy. Nếu ánh mắt họ láo liên, giảo hoạt, điều đó chứng tỏ họ không trung thực.
– Muốn biết gia cảnh, hãy để ý bạn bè xung quanh họBạn bè của một người chính là tấm gương phản chiếu của họ. Nếu bạn có lối sống lành mạnh, bạn sẽ chỉ chơi với những người có lối sống tương tự. "Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã" là vì vậy.
– Muốn biết tính cách, hãy để ý khi họ thức dậyMột người thức dậy vui vẻ, tươi cười sẽ là người dễ gần, tính tình vui vẻ. Ngược lại, nếu họ chào ngày mới với khuôn mặt cau có, có thể họ là người khó tính, hay lo lắng.
– Muốn biết người có quan tâm bạn thật sự hay không, hãy chờ lúc khó khănThời điểm bạn gặp khó khăn là lúc bạn có thể nhận ra ai là người chân thành. Nếu họ sẵn sàng ở bên bạn, giúp đỡ bạn vượt qua khó khăn, đó là người bạn có thể tin tưởng.
– Muốn biết gia phong, hãy nhìn cách họ cư xử với người già và trẻ emCách một người đối xử với người già và trẻ em là thước đo gia phong của họ. Nếu họ luôn hòa nhã, ôn tồn, không nổi nóng, đó là dấu hiệu của một người được dạy dỗ tử tế, biết kiềm chế và quý trọng những giá trị nhân văn trong cuộc sống.