Chuyên mục  


Khu vực 'tam giác chết' không nên tự ý nặn mụn.

Cách xác định vị trí "tam giác chết" đơn giản nhất là úp bàn tay lên mặt dọc theo sống mũi, mụn mọc trong khu vực bàn tay thì không nên nặn.

Lý giải về nguyên nhân không nên nặn mụn ở vùng này, bác sĩ da liễu Harley Street đến từ Anh cho biết mạch máu ở vùng mũi và miệng chảy ra phía sau đầu, nối trực tiếp với não bộ. Bất cứ sự nhiễm trùng nào ở khu vực này cũng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến trung tâm thần kinh, dẫn tới nguy cơ mất thị lực, liệt vĩnh viễn, thậm chí tử vong.

Theo Trung y, phần dưới chóp mũi, trên môi - nơi có huyệt Nhân trung - là huyệt đạo trọng yếu. Nặn mụn ở vùng này tác động vào huyệt đạo, ảnh hưởng tới toàn bộ cơ thể. Nặn mụn ở vùng quanh miệng có thể gây ra các biến chứng như lan vào xoang mặt, viêm tắc tĩnh mạch não hay nhiễm trùng máu.

Nên tới các cơ sở da liễu uy tín để trị liệu mụn đúng cách.

Để xử lý những nốt mụn ở khu vực "tam giác chết", bạn nên tới các trung tâm trị liệu da liễu chuyên nghiệp. Ở nhà, bạn nên vệ sinh sạch sẽ vùng da bị mụn, tẩy da chết đều đặn, sử dụng các loại kem hay serum làm se nhân mụn, tránh để mụn sưng to, vỡ và lan ra các vùng da khác.

Một số nguyên nhân gây ra mụn ở khu vực "tam giác chết" và cách phòng tránh:

- Mụn ở quanh miệng: Nguyên nhân có thể do dạ dày bị quá tải, tiêu hóa kém, nóng trong người. Nên ăn uống đúng bữa, đúng giờ, tăng cường đồ lên men để điều chỉnh chức năng tiêu hóa.

- Mụn ở dưới cằm: Nguyên nhân có thể do hệ thống bạch huyết bài độc không tốt hoặc do thay đổi nội tiết tố trong một giai đoạn nhất định của chu kỳ kinh nguyệt. Nên tăng cường uống nước, bổ sung vitamin và hạn chế thức khuya.

- Mụn ở mũi: Thường là mụn đầu trắng, mụn đầu đen, nguyên nhân có thể do bã nhờn tích tụ lâu ngày không được làm sạch đúng cách. Nên rửa mặt hai lần mỗi ngày, tẩy da chết định kỳ, sử dụng các sản phẩm trị mụn riêng cho vùng da này.

Vienne (Theo Health, Abulouwang)

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020