1. Bổ sung prebiotic
Táo, chuối, hành tây, tỏi... bổ sung prebiotics, rất tốt cho sức khỏe đường ruột.
Prebiotics thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn tốt trong đường ruột, giúp cải thiện tiêu hóa, tăng tốc độ trao đổi chất, ngăn ngừa tích tụ mỡ thừa. Măng tây, chuối, lúa mạch, các loại đậu, tỏi, atisô, cà chua... là những thực phẩm giàu prebiotics.
2. Tăng cường thực phẩm chống viêm
Trái cây tươi, rau xanh, các loại đậu, hạt, ngũ cốc nguyên hạt, protein nạc là những thực phẩm chống viêm có tác dụng hỗ trợ đào thải độc tố, tăng khả năng chống stress oxy hóa, nguyên nhân gây rối loạn chuyển hóa, gây tích mỡ, tăng cân.
3. Uống đủ nước
Uống đủ nước giúp giảm cảm giác đói, hạn chế nạp quá nhiều thực phẩm gây tăng cân.
Uống nhiều nước, bổ sung chất điện giải mỗi ngày giúp vận chuyển chất dinh dưỡng vào tế bào, đẩy chất thải ra ngoài. Vào mùa ăn uống, tiệc tùng, uống nhiều nước còn giúp bạn hạn chế số lượng thực phẩm trong các bữa ăn, giảm lượng calo nạp vào cơ thể.
4. Hạn chế đường
Đường là tác nhân gây tổn thương tế bào, gây tích mỡ thừa, làm tăng cân và kéo theo nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. Hạn chế đường tinh luyện từ các loại bánh, kẹo ngọt giúp ổn định đường huyết, ngăn ngừa tích tụ mỡ thừa.
5. Ngủ đủ giấc
Ngủ đủ giấc giúp thúc đẩy trao đổi chất, tăng tốc độ thải độc, hỗ trợ giảm cân.
Nghỉ ngơi đầy đủ giúp giảm căng thẳng, thúc đẩy quá trình đào thải độc tố, giảm tình trạng viêm nhiễm trong cơ thể. Chuyên gia sức khỏe khuyến khích ngủ 7 - 8 tiếng mỗi đêm. Để cải thiện chất lượng giấc ngủ, nên tránh nạp caffeine trước giờ đi ngủ, tạo môi trường nghỉ ngơi yên tĩnh, giữ cho nhiệt độ phòng mát mẻ. Ngoài ra, nên đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày, kể cả cuối tuần để ổn định nhịp sinh học, tốt cho quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng, hỗ trợ giảm cân, giữ dáng.
Vienne (Theo Healthline)