Chuyên mục  


Muốn tiếp thêm động lực cho bác sĩ

Như mọi ngày, anh Trường nhận cuốc xe của chị Diệp và không biết rằng chị là bác sĩ cho đến khi tới được điểm trả khách. “Thấy chị nói chuyện với mọi người mà ai cũng mặc áo blouse trắng nên tôi đoán ra. Chị nói tôi chờ chị xíu rồi chở chị về luôn”, anh Trường thuật lại.
Trước đó, anh đang cố gắng chạy đủ cuốc xe để nhận thưởng. Nhưng khi chị Diệp đề nghị và biết chị là bác sĩ đi tiếp tế đồng nghiệp, anh Trường quyết định tắt ứng dụng và ngồi chờ. Anh chia sẻ: “Chị nói tôi ngồi chờ, xíu chị gửi tiền tip. Nhưng trong đầu tôi nghĩ là bác sĩ thì không lấy tiền cước luôn chứ nói gì tiền tip. Cho nên, đến khi chở chị về tôi mới quyết từ chối”.
Câu nói “bây giờ mà nhận tiền của bác sĩ là có lỗi với Tổ quốc” do anh buột miệng nói ra. Anh cho biết từ lúc chạy xe đến nay, những cuốc xe của người tàn tật, anh đều không lấy tiền. Trừ khi người nhà họ đưa tiền ra nói gia đình không khó khăn và ép anh nhận. “Trước giờ mình đã làm vậy rồi, chứ không phải việc nhất thời”, anh tâm sự.

Anh đi làm vừa trang trải cho bản thân, vừa chăm lo thuốc men và sinh hoạt cho mẹ

ẢNH: TRỊNH THANH

Anh Trường khá bất ngờ khi câu chuyện của mình lại được nhiều người biết đến. Với anh, hành động đó không có gì lớn lao cả. Anh chỉ đơn giản muốn tiếp thêm động lực cho các bác sĩ, giúp họ vững tin chiến đấu. Cũng như anh khi nhận được những lời khen của khách hàng trên ứng dụng, một câu thôi mà khiến lòng vui cả ngày.
“Mình chỉ sợ mọi người xa lánh bác sĩ. Bởi họ tiếp xúc với bệnh nhân rồi người thân, cộng đồng nhìn họ giống như người mắc bệnh mà xa lánh. Những người như vậy sẽ gây áp lực cho bác sĩ, khiến họ cảm thấy nặng nề, khó có thể làm việc một cách tốt nhất. Bác sĩ là những người cần được quan tâm nhất bây giờ. Vì vậy, tôi muốn gần gũi, chia sẻ với họ nhiều hơn trong lúc đang căng thẳng làm việc. Họ đã bảo hộ cẩn thận rồi, lúc ra về cũng đã xịt khử khuẩn toàn cơ thể rồi cho nên không có gì đáng ngại khi chở bác sĩ cả. Đó là suy nghĩ của tôi”, anh Trường bộc bạch.

‘Ráng hết năm nay, về quê chăm mẹ’

Những cuốc xe đi vào vùng có dịch, với anh không đáng sợ. Chuyến đi với bác sĩ Diệp, anh đã biết đó là nơi có nguy cơ lây nhiễm cao nhưng một khi “đã chạy là không sợ”, “không thể sợ được bởi miếng cơm manh áo mà”.

Mong muốn của anh hiện tại là dịch bệnh qua đi, anh có thể tích góp lại số tiền và về quê lập nghiệp

ẢNH: TRỊNH THANH

Thu nhập bằng việc chạy xe ôm công nghệ đã giảm đi rất nhiều (một nửa hoặc hơn). Học sinh không đi học, người lớn không đi làm và đường vắng thì mọi người tự chạy xe. Bây giờ, nguồn thu chính chủ yếu từ việc giao hàng, chở khách rất ít. Tuy nhiên, anh Trường nói bản thân vẫn sống ổn, không có gì đáng ngại.

Người dân lo lắng hỏi giờ đóng – mở chốt phong tỏa chống Covid-19 ở Gò Vấp

“Trước tôi làm 12 - 13 tiếng là đủ sống. Bây giờ khó khăn thì ai cũng khó cả. Mình cố gắng làm lên 16 - 17 tiếng thì cuộc sống sẽ đỡ hơn và gia đình đỡ khó khăn hơn. Ở quê tôi còn có mẹ. Mẹ cũng lớn tuổi rồi, bị bệnh xương khớp nên không thể đi làm được. Nhà chỉ có hai mẹ con thôi, tôi lên đây rồi ở dưới chỉ còn mình mẹ. Tôi làm vừa trang trải cho bản thân, vừa chăm lo thuốc men và sinh hoạt cho mẹ”, anh chia sẻ.
Để lại mẹ già ở quê, anh Trường cũng bứt rứt và lo lắng. Biết mẹ cũng buồn nhưng giờ muốn về cũng không được. Anh đã có kế hoạch về quê ở với mẹ. Nhưng dịch bệnh bùng phát, số tiền tích luỹ hao hụt đi. “Cho nên muốn kiếm một số vốn để về quên lập nghiệp mà khó quá. Thôi, ráng hết năm nay, sức khoẻ mẹ như thế cũng phải về”, anh nói.
Anh hi vọng mọi người tuân thủ quy định, phải cách ly hãy cách ly để dịch bệnh mau chóng qua đi và cuộc sống trở lại như bình thường. Để những người con xa quê vì miếng cơm manh áo như anh được có ngày trở về, đoàn tụ và lập nghiệp trên mảnh đất của quê hương.  

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020