Chuyên mục  


lam-kiem-17332238874521248818489.jpeg

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lâm Kiếm - Ảnh: Global Times/VCG

Theo Hãng tin AFP, tại cuộc họp báo thường kỳ ngày 3-12, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lâm Kiếm nói nhóm chuyên gia chung Trung Quốc - Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã "đưa ra kết luận khoa học có căn cứ", đó là khả năng virus rò rỉ từ phòng thí nghiệm "cực kỳ khó xảy ra".

"Do không có bất kỳ bằng chứng thực chất nào, cái gọi là báo cáo của Mỹ đã bịa ra những kết luận nhằm dẫn đắt, vu khống Trung Quốc và đưa ra bằng chứng sai lệch", ông Lâm nói thêm.

Kết luận mới nhất về virus gây bệnh COVID-19 khiến hàng triệu người chết sau 2 năm điều tra

Trước đó ngày 2-12, cuộc điều tra kéo dài hai năm của các nghị sĩ Mỹ đã đi tới kết luận vi rút gây bệnh COVID-19 khiến hàng triệu người chết trên toàn cầu khả năng đã rò rỉ từ phòng thí nghiệm ở Trung Quốc.

Báo cáo dài 520 trang từ Tiểu ban đặc biệt về đại dịch COVID-19 của Hạ viện Mỹ đã đánh giá nhiều vấn đề liên quan đại dịch này, từ phản ứng cấp liên bang và cấp tiểu bang ở Mỹ cho tới nguồn gốc của vi rút gây bệnh COVID-19 và công tác tiêm chủng vắc xin.

Tiểu ban đặc biệt về đại dịch COVID-19 của Hạ viện Mỹ đã bị thuyết phục bởi giả thuyết vi rút rò rỉ từ phòng thí nghiệm sau 25 lần họp, thực hiện hơn 30 cuộc phỏng vấn để phát và xem xét hơn 1 triệu trang tài liệu. Trong đó, cuộc điều tra cũng đã có 2 ngày phỏng vấn kín với bác sĩ, nhà miễn dịch học người Mỹ Anthony Fauci.

Theo Đài Fox News, báo cáo nêu: "COVID-19 rất có thể xuất phát từ phòng thí nghiệm ở Vũ Hán, Trung Quốc".

"Theo hầu hết các thước đo khoa học, nếu có bằng chứng về nguồn gốc tự nhiên thì bằng chứng đó đã được đưa ra rồi", báo cáo viết.

Để củng cố giả thuyết "rò rỉ từ phòng thí nghiệm", tiểu ban nói trên cho biết vi rút gây bệnh COVID-19 "có đặc điểm sinh học vốn không được tìm thấy trong tự nhiên".

Họ lưu ý Viện Vi rút học Vũ Hán "có lịch sử tiến hành nghiên cứu gain-of-function ở mức độ an toàn sinh học không đầy đủ" và các nhà nghiên cứu tại phòng thí nghiệm này "đã bị nhiễm một loại vi rút giống COVID vào mùa thu năm 2019, vài tháng trước khi COVID-19 được phát hiện tại chợ (Vũ Hán)".

Nghiên cứu "gain-of-function" (tăng chức năng) vốn gây tranh cãi. Đây là phương pháp liên quan đến việc chỉnh sửa vi rút để khiến chúng có khả năng lây nhiễm mạnh hơn, với mục tiêu cuối cùng là nghiên cứu và hiểu rõ hơn về tác động tiềm tàng của vi rút đối với con người.

Đến nay, COVID-19 đã gây ra khoảng 7 triệu ca tử vong trên toàn cầu, trong đó có 1,2 triệu ca tử vong ở Mỹ.

Trung Quốc trước đó nhiều lần bác bỏ cáo buộc vi rút gây bệnh COVID-19 bắt nguồn từ phòng thí nghiệm ở Vũ Hán.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020