Chuyên mục  


anh-chup-man-hinh-2024-10-18-075319-1729212842894522101972.jpg

Nhiều người bị huyết áp thấp mà không biết - Ảnh minh họa

Huyết áp tụt thấp, nguy hiểm tăng cao

Từ nhỏ chị Đỗ Thị H. (35 tuổi, Hà Nội) đã bị huyết áp thấp nên chủ quan cho rằng huyết áp thấp không nhiều nguy hiểm. Gần đây khi đang làm việc thì chị bị choáng, ngất và bất tỉnh. Khi vào cấp cứu tại bệnh viện bác sĩ kết luận chị bị đột quỵ do huyết áp tụt thấp gây ra.

GS.TS Phạm Gia Khải, nguyên chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam, cho biết mọi người thường chú ý tới huyết áp cao, ít để ý tới huyết áp thấp nhưng thực tế huyết áp thấp là vấn đề sức khỏe khá phổ biến trong cộng đồng.

Trước đây huyết áp thấp thường chỉ tập trung nhiều ở phụ nữ với tỉ lệ mắc cao khoảng 30 lần nam giới. Nhưng gần đây có đến 5-7% người trưởng thành bị huyết áp thấp và đang gia tăng cả ở người trẻ.

Đặc biệt, hiểu biết của bệnh nhân về huyết áp thấp còn rất ít. Các nghiên cứu cho thấy hơn 70% bệnh nhân không biết mình bị huyết áp thấp, hơn 80% bệnh nhân bỏ qua những triệu chứng của bệnh.

Theo GS Khải, người bình thường, trị số huyết áp thường là 120/80 mmHg, dưới 100/60mmHg được cho huyết áp thấp.

Huyết áp thấp không chỉ khiến người bệnh có sức khỏe yếu, làm việc kém hiệu quả mà còn gây ra những biến chứng nguy hiểm không kém so với huyết áp cao.

Huyết áp thấp là nguyên nhân gây tai biến mạch máu não tương tự như huyết áp cao (tỉ lệ này chiếm khoảng 10-15%). Có 30% số người bị nhồi máu não, 25% số người bị nhồi máu cơ tim do huyết áp thấp.

Đặc biệt ảnh hưởng tới não bộ và thần kinh, bởi khi người bệnh bị tụt huyết áp nhiều lần, chức năng hệ thống thần kinh sẽ suy giảm, đồng thời cơ thể cũng không điều chỉnh kịp thời để cung cấp dinh dưỡng đến các cơ quan như não, tim, thận... gây tổn thương tới cơ quan này.

Những người có mức huyết áp thấp kéo dài liên tục sẽ có khả năng mất trí nhớ cao hơn người bình thường.

Nguy hiểm khi huyết áp tụt đột ngột hoặc đi kèm với những dấu hiệu và triệu chứng: choáng váng, chóng mặt, xỉu ngất, khó tập trung, mở mắt, buồn nôn, lạnh, ra mồ hôi, da tái, thở nhanh, thở nông, mỏi mệt, trầm cảm, khát nước rất nhiều...

anh-chup-man-hinh-2024-10-18-075033-172921284289888745304.jpg

Vuốt trán có tác dụng giúp máu lưu thông lên não - Ảnh minh họa

Cẩn thận khi uống thuốc

PGS.TS Nguyễn Đức Hải,Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, cảnh báo không giống như tăng huyết áp, huyết áp thấp không phải là một bệnh, mà đó chỉ là một trạng thái huyết áp, một triệu chứng gặp trong rất nhiều bệnh khác nhau.

Ph­ương pháp điều trị tùy thuộc vào bệnh lý chính gây ra huyết áp thấp. Ví dụ trong trường hợp dùng quá liều các thuốc hạ huyết áp thì phải điều chỉnh lại thuốc và liều lượng;

Huyết áp do các bệnh nội tiết thì phải điều trị các bệnh nội tiết; huyết áp nếu do mất nước và điện giải (trong các trường hợp tiêu chảy, nôn ói) bổ sung nước và điện giải kết hợp dùng thuốc nâng huyết áp.

Thực tế nhiều người tưởng mình bị huyết áp thấp và uống thuốc nâng huyết áp dẫn tới tai họa khôn lường. Cần phải đi khám toàn diện để phát hiện các bệnh lý gây nên triệu chứng này và điều trị kịp thời. Tránh uống các thuốc nâng huyết áp thường xuyên và kéo dài có thể dẫn đến các tác dụng phụ bất lợi.

huyet-thai-duong-phong-tri-1729212842904872917102.jpg

Bấm phương huyệt có tác dụng phòng ngừa và trị liệu nâng huyết áp - Ảnh minh họa

Bác sĩ Quách Tuấn Vinh, chủ tịch Hội Đông y Hoàn Kiếm, khuyên người bệnh có nguy cơ huyết áp thấp nên thực hiện bấm phương huyệt cơ bản để chữa huyết áp thấp.

Cách tác động vào huyệt thường dùng đầu ngón tay cái bấm, day vuông góc với da trên huyệt. Mỗi huyệt day bấm 1 - 2 phút. Ngày day bấm 1 - 2 lần. 10 - 15 ngày là một liệu trình điều trị.

Riêng huyệt nhân trung, do diện tích huyệt vị rất bé nên có thể dùng đầu bút bi, bút chì, que tăm để kích thích vào huyệt khi bệnh nhân ngất, hôn mê do huyết áp tụt thấp. Các huyệt gồm:

- Bách hội: Vị trí ở điểm lõm ngay trên đỉnh đầu của con người, nằm trên mặt đốc, là điểm giao của đường nối hai đỉnh vành tai và đường dọc cơ thể.

Trong y học cổ truyền phương Đông, bách hội được dùng để bấm chữa các chứng đau đầu, mất ngủ, thần kinh suy nhược...

- Khí hải: Vị trí ở trên đường thẳng nối từ rốn đến bờ trên xương mu, cách rốn 1,5 thốn, là bể của khí. Khí hải có tác dụng điều khí, ích nguyên, bồi thận, bổ hư, hòa vinh huyết, lý kinh đới, ôn hạ tiêu, khử thấp trọc.

- Quan nguyên: Huyệt có vị trí thẳng dưới rốn 3 thốn (đơn vị đo chiều dài sinh học trên cơ thể mỗi người), trên bờ xương mu 2 thốn. Có tác dụng bồi thận, cố bản, bổ khí, hồi dương, ôn điều huyết thất, tinh cung, khử hàn thấp, âm lãnh, tăng sức, phòng bệnh.

- Nội quan: Nằm trên cổ tay 2 thốn, giữa khe gân cơ gan tay lớn và bé. Có tác dụng định tâm, an thần, lý khí, trấn thống, thanh tâm bào.

Chủ trị: hồi hộp vùng trước tim, đau vùng ngực và hông, sườn đau, dạ dày đau, nôn, nấc, mất ngủ, động kinh, hysteria. Theo y học hiện đại, nội quan là huyệt có tác dụng ổn định huyết áp, được dùng trong các bệnh huyết áp cao hoặc thấp.

- Thái khê: Vị trí là trung điểm giữa đường nối bờ sau mắt cá trong và mép trong gân gót, khe giữa gân gót chân ở phía sau. Có tác dụng tư thận âm, tráng dương, thanh nhiệt, kiện gân cốt...

- Tam âm giao: Vị trí sát bờ sau - trong xương chày, bờ trước cơ gấp dài các ngón chân và cơ cẳng chân sau, từ đỉnh cao của mắt cá chân trong đo lên ba thốn. Có tác dụng bổ âm, kiện tỳ, thông khí trệ, hóa thấp, khu phong, điều huyết, sơ can, ích thận.

- Nhân trung: Vị trí tại điểm nối 1/3 trên và 2/3 dưới của rãnh nhân trung, giữa đáy rãnh. Có tác dụng khai khiếu, thanh nhiệt, thanh định thần chí, khu phong tà, tiêu nội nhiệt, lợi vùng lưng và cột sống, điều hòa nghịch khí của âm dương. Thường dùng cấp cứu ngất, hôn mê, trụy tim mạch.

Cách phòng ngừa tai biến do huyết áp thấp

Để phòng ngừa, người bệnh không nên thức khuya, giữ ấm khi ngủ, không ra ngoài trời nắng gắt, muốn đổi tư thế cần vận động từng bước một, không trèo cao, duy trì vận động nhẹ nhàng vừa phải như đi bộ, khi ngủ cần gối thấp.

Đặc biệt, người từ 50 tuổi trở lên cần theo dõi huyết áp thường xuyên bởi rất dễ có nguy cơ chuyển từ huyết áp thấp thành tăng huyết áp.

Khi bị huyết áp thấp, cần ăn nhiều bữa trong ngày (từ 4-5 bữa) với các loại thực phẩm giàu chất đạm như thịt, cá, tôm, cua, trứng, sữa giúp tăng huyết áp. Uống thêm cà phê, nước chè xanh đặc với bánh quy, 1-2 miếng bánh mì với bơ hoặc pho mát cũng rất có lợi cho việc nâng huyết áp và sức khỏe.

Hạn chế rượu, bia, đồ uống có cồn, mướp đắng, lòng trắng trứng gà, nước cam, khoai lang tím, tảo biển, ớt, quả kiwi… là những thực phẩm gây hạ huyết áp.

Người có huyết áp thấp nếu có biểu hiện bị hoa mắt, chóng mặt, choáng váng hãy đến các cơ sở y tế để kiểm tra kịp thời.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020