Chuyên mục  


photo1715225399596-1715225399953951066288-1715262079704-17152620802261109111716.jpg

Tình trạng viêm da của bệnh nhi.

Qua khai thác, người nhà bệnh nhi cho biết, cách vào viện một tuần, bệnh nhi nổi mẩn hai bên má, người nhà có đun nước lá cây tắm cho bệnh nhi nhưng không đỡ nên vào viện khám và điều trị.

Qua quá trình thăm khám, làm các xét nghiệm, bệnh nhi được chẩn đoán: viêm da nhiễm trùng. Sau 2 ngày được điều trị tích cực, bệnh nhi tiến triển tốt.

Theo các bác sĩ Trung tâm Y tế huyện Thanh Sơn, tắm lá không có khả năng làm mát. Việc tắm lá (tắm thuốc) trong đông y cũng phải có chỉ định rõ ràng đối với từng bệnh, từng lứa tuổi.

  • edit-edit-edit-edit-photo-2-16898244848021491171968-168982626433717718550-1689827082411-16898270834911480846134-38-0-376-540-crop-16898283063771431639395.png

    Bé trai bong tróc toàn bộ da mặt và đầu sau tắm lá

Mùa nắng nóng, việc tắm lá không đúng cách càng khiến trẻ bị bội nhiễm có thể nhiễm trùng máu, nguy hiểm đến tính mạng. Nhiều cha mẹ quan niệm tắm lá vừa có tác dụng diệt khuẩn lại không hóa chất nên an toàn cho da của trẻ. Điều này là hoàn toàn sai lầm.

Khi bị viêm da, trẻ sẽ có biểu hiện sốt, quấy khóc, trên da toàn thân hoặc chỗ tiếp xúc mẩn đỏ, mọc mụn. Trẻ cũng có thể bị lở loét ở từng vùng như loét niêm mạc miệng, mũi hoặc toàn thân, có thể có các biểu hiện của dị ứng.

Vì vậy, các bác sĩ khuyến cáo: Khi da trẻ có các biểu hiện bất thường, cha mẹ không nên tự ý dùng lá đun nước tắm cho trẻ một cách tùy tiện. Nếu thấy phát hiện da bé nổi mẩn đỏ bất thường và có dấu hiệu lan trên diện rộng nên đưa bé đến các cơ sở y tế khám và điều trị kịp thời.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020