Chuyên mục  


kham-benh-16668369324561059128050-1673936299586820277705.jpg

Bác sĩ Phạm Thị Phương Chi - trưởng Trạm y tế phường 3, quận 6, TP.HCM - đang thăm khám và điều trị cho bệnh nhân - Ảnh: THU HIẾN

UBND TP.HCM vừa có báo cáo về việc huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19; thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng.

Các trạm y tế không có đủ thuốc

Về nhân lực y tế cơ sở, theo thống kê tổng số nhân sự hiện đang công tác trong hệ thống (gồm 19 bệnh viện quận, huyện, thành phố Thủ Đức, 22 trung tâm y tế và 310 trạm y tế) là 12.714 người.

Tuy nhiên, UBND TP nhìn nhận các trạm y tế phường, xã chưa thật sự thu hút được người dân đến khám, chữa bệnh ban đầu. 

Theo số liệu do bảo hiểm xã hội TP cung cấp, từ năm 2018 - 2022, tỉ lệ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế tại tuyến xã chỉ chiếm dưới 2% so với tuyến huyện.

Một trong những nguyên nhân chính đó là trung tâm y tế quận, huyện đấu thầu không đủ thuốc và danh mục thuốc theo quy định hiện hành sử dụng. 

Trong khi khảo sát của ngành y tế cho thấy có đến 77,8% người cao tuổi mắc bệnh không lây muốn được tái khám và điều trị ngoại trú tại trạm y tế nếu trạm có đủ thuốc như các bệnh viện tuyến huyện. 

UBND TP cho rằng có 2 lý do chính làm cho các trạm y tế không có đủ thuốc để đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh.

Cụ thể việc đấu thầu thuốc cho trạm thường do trung tâm y tế hoặc bệnh viện quận, huyện trên địa bàn thực hiện với 324 hoạt chất. Nhưng nhân lực của trung tâm y tế thực hiện đấu thầu mua sắm thuốc vừa thiếu về số lượng và vừa lại thiếu tính chuyên nghiệp. 

Mặt khác, nhu cầu sử dụng thuốc của từng trung tâm y tế rất thấp nên có ít nhà thầu tham gia cung ứng. Danh mục thuốc theo phân tuyến kỹ thuật được quỹ bảo hiểm y tế chi trả tại trạm y tế chưa đáp ứng được nhu cầu điều trị các bệnh không lây nhiễm. 

Nếu so với danh mục thuốc tại bệnh viện tuyến huyện, trạm y tế đang thiếu nhiều loại thuốc, trong đó có 41 loại thuốc được Hội đồng chuyên môn Sở Y tế đánh giá là rất cần thiết. 

Kiến nghị hỗ trợ ngân sách cho ngành y tế

Qua đó, UBND TP.HCM kiến nghị với Quốc hội cho phép gia hạn giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc, vắc xin đến hết ngày 31-12-2024; sửa đổi Luật khám bệnh, chữa bệnh, chia thành 2 loại hình thực hành; sửa đổi Luật khám bệnh, chữa bệnh chuyển đổi phân bổ trạm y tế theo địa giới hành chính sang phân bổ theo quy mô dân số. 

Đồng thời, kiến nghị hỗ trợ ngân sách cho ngành y tế trong việc dự trữ một số thuốc hiếm trong công tác cấp cứu người bệnh. 

Đồng thời, UBND TP cũng nghị Chính phủ sớm hoàn thiện chính sách, khung pháp lý trong công tác mua sắm thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế nhằm hạn chế rủi ro, sai sót và tránh tâm lý hoang mang, lo lắng của những người thực hiện mua sắm. 

Chỉ đạo Bộ Y tế và Bảo hiểm xã hội Việt Nam nghiên cứu, ban hành giá dịch vụ khám, chữa bệnh đầy đủ các yếu tố chi phí. 

Vì hiện nay giá dịch vụ khám, chữa bệnh mới chỉ kết cấu 2/4 yếu tố chi phí làm cho các cơ sở khám chữa bệnh công lập rất khó khăn trong việc thực hiện tự chủ tài chính và điều hành hoạt động đơn vị. 

Huy động 29.000 tỉ đồng cho 2 năm chống dịch

Theo UBND TP, từ năm 2020 - 2022, tổng nguồn lực huy động cho công tác phòng, chống dịch COVID-19 toàn TP khoảng 29.000 tỉ đồng.

Trong đó, kinh phí từ ngân sách trung ương là 2.000 tỉ đồng; ngân sách TP là 21.000 tỉ đồng; nguồn huy động qua Ủy ban MTTQ Việt Nam TP khoảng 5.900 tỉ đồng.

Trong 2 năm qua, TP không phải tốn kinh phí mua vắc xin, tuy nhiên kinh phí mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế, thuốc, sinh phẩm…

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020