Chuyên mục  


Trả lời:

Nhiều người bị mệt mỏi, choáng váng, đau đầu sau khi ngủ dậy hoặc sau vài tiếng uống rượu mới thấm mệt được gọi là say nguội.

Tình trạng say nguội phụ thuộc số lượng rượu uống và nồng độ cồn (ethanol) trong rượu. Trung bình mất khoảng một giờ để cơ thể phân hủy một đơn vị rượu. Thời gian này có thể sớm hay muộn hơn tùy theo tuổi, cân nặng... của người uống. Ngoài ra, mỗi người có khả năng đào thải, ngưỡng chịu đựng, tửu lượng khác nhau dẫn đến tình trạng say sớm hoặc muộn khác nhau. Chẳng hạn, có người uống ít nhưng tửu lượng kém, có người uống tốt, uống nhiều, đào thải kém.

Tuy nhiên, rượu bia là đồ uống có cồn, khi uống vào cơ thể đều gây hại đến tất cả cơ quan, dù bạn có triệu chứng say, buồn nôn, mệt mỏi ngay khi uống hay sau khi tỉnh dậy. Dưới tác động của ethanol, bạn luôn cảm thấy nôn nao, chuếnh choáng, ảnh hưởng thần kinh.

Các rối loạn thần kinh liên quan đến việc uống rượu bia quá nhiều có thể xuất hiện dưới dạng cấp tính hoặc mạn tính. Người uống rượu lâu dài thường bị thiếu vitamin, đặc biệt là thiamine (vitamin B1) do hấp thu kém và ăn uống thất thường. Nhiều người bị suy giảm nhận thức rõ rệt, nhìn mờ, lú lẫn, nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến tổn thương não không hồi phục và sa sút trí nhớ nặng. Lạm dụng rượu gây hại gan, thận, tăng huyết áp, xuất huyết tiêu hóa, thậm chí tử vong.

Để giảm triệu chứng mệt mỏi, bạn có thể bổ sung dinh dưỡng, ăn rau và chất xơ, hạn chế đồ đạm tránh tiết axit dạ dày thêm gây buồn nôn và nôn. Ăn nhẹ trước khi uống rượu, uống nhiều nước trong và sau khi uống rượu.

Một số thức uống giải rượu tốt như nước ép cà chua, gừng, nước mía, chanh pha mật ong, nước lọc, nước dừa. Không lạm dụng thuốc giải rượu tràn lan trên thị trường.

Gần Tết, mọi người nên sử dụng rượu bia an toàn, không nên lạm dụng. Ảnh: Phương Anh

Bác sĩ Hoàng Tiến Trọng NghĩaTrưởng khoa Nội Thần kinh, Bệnh viện Quân y 175

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020