Chuyên mục  


avatar1727597885576-1727597888100393549046.jpgLần đầu chữa khỏi bệnh tiểu đường tuýp 1 bằng tế bào gốc

Một nghiên cứu mới đã đạt được bước tiến quan trọng trong việc điều trị bệnh tiểu đường tuýp 1 bằng cách sử dụng tế bào gốc. Lần đầu tiên trên thế giới, các nhà khoa học đã thành công trong việc đảo ngược tình trạng bệnh ở một phụ nữ 25 tuổi thông qua cấy ghép tế bào gốc được “tái lập trình” từ chính cơ thể bệnh nhân.

Sự kiện Kết nối công nghệ và Đổi mới sáng tạo Việt Nam là sự kiện thường niên được Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức từ năm 2011 đến nay. Trong khuôn khổ Sự kiện Kết nối công nghệ và Đổi mới sáng tạo Việt Nam năm 2024, ngày 1/10 đã diễn ra Diễn đàn "Công nghệ sinh học và chuyển đổi số phục vụ phát triển ngành y tế".

dien-dan-cong-nghe-y-te-17277894572161144150793.jpg

Diễn đàn 'Công nghệ sinh học và chuyển đổi số phục vụ phát triển ngành y tế'thu hút sự quan tâm nhiều chuyên gia tại các Bộ, ngành, bệnh viện, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực y tế. Ảnh: PT

Hai chủ đề chính là "Công nghệ sinh học phục vụ phát triển ngành y tế" và "Chuyển đổi số phục vụ phát triển ngành y tế" đã được thảo luận. Trong đó nhấn mạnh nội dung công nghệ tế bào thay đổi cuộc sống, đặc biệt là trong công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe con người.

Các nhà khoa học chia sẻ trong diễn đàn các nội dung quan trọng về ứng dụng công nghệ sinh học trong y học, liệu pháp tế bào, ứng dụng tế bào gốc, nghiên cứu nguồn gen dược liệu, công nghệ in 3D cá thể hóa; chuyển đổi số, dữ liệu mở trong ngành y tế, ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong chăm sóc sức khỏe, ứng dụng kỹ thuật số trong kinh doanh dược phẩm. Nhiều nhà khoa học, chuyên gia cho rằng công nghệ sinh học, liệu pháp tế bào đang thúc đẩy một cuộc cách mạng trong lĩnh vực y tế, giúp việc điều trị bệnh hiệu quả hơn.

Phát triển công nghệ và Đổi mới sáng tạo trong y tế liên quan đến việc phát triển và thực hiện các quy trình, sản phẩm, chương trình, chính sách hoặc hệ thống mới để cải thiện sức khỏe và công bằng trong tiếp cận dịch vụ y tế.

Phát biểu tại diễn đàn, TS.BSCKII Nguyễn Tri Thức - Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, sự đổi mới sẽ giải quyết những thách thức và nhu cầu ngày càng tăng của hoạt động chăm sóc sức khoẻ, nó diễn ra trong tất cả các khâu từ chăm sóc sức khỏe ban đầu, dự phòng bệnh tật, khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất thuốc, vaccine, sinh phẩm và thiết bị y tế. Phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo trong y tế đòi hỏi sự phối hợp giữa các chuyên gia y khoa, các nhà công nghệ, các nhà hoạch định chính sách, các nhà đầu tư để mang lại những thay đổi tích cực trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ hiện nay.

Là một trong ba đơn vị nghiên cứu về công nghệ tế bào được Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo - Bộ Y tế mời tham gia các hoạt động trong sự kiện, Viện Nghiên cứu Ứng dụng Công nghệ Tế bào Mescells đã chia sẻ nhiều giải pháp khoa học tiên tiến, công nghệ tế bào… Những tiềm năng ứng dụng công nghệ tế bào gốc trung mô trong chăm sóc sức khỏe; Quy trình chiết tách, nuôi cấy, lưu trữ, nghiên cứu tế bào; hoạt động tiếp nhận, bảo quản, lưu trữ và cung ứng tế bào của Ngân hàng Mô Mescells… được chia sẻ đã thu hút sự quan tâm của nhiều chuyên gia, người dân.

Ông Nguyễn Hải Nam - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Ứng dụng Công nghệ Tế bào Mescells cho biết, công nghệ trong y tế những năm gần đây phát triển khá nhanh. Vì vậy, đây là cơ hội để các chuyên gia và người dân được tiếp cận về công nghệ y tế tại Việt Nam. Trước đây, chúng ta có nhiều công nghệ ứng dụng trong y học, những năm gần đây công nghệ tế bào là một trong những công nghệ phát triển. Ở nước ta đã có những đơn vị cả công lập và tư nhân làm được công nghệ tế bào để ứng dụng trong y tế trong tương lai. Với công nghệ này, một số bệnh sẽ có cơ hội phục hồi cao hơn.

base64-1727789934944830935213.jpeg

Ông Nguyễn Hải Nam - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Ứng dụng Công nghệ Tế bào Mescells chia sẻ với người tham qua tại khu triển lãm. Ảnh PT

Chia sẻ về liệu pháp tế bào cho các bệnh nan y, GS.TS Nguyễn Thanh Liêm, Chủ tịch Hội Y học tái tạo và trị liệu tế bào Việt Nam cho rằng công nghệ tế bào gốc tiên tiến sẽ thúc đẩy cuộc cách mạng trong y học. Hiện các bệnh được phép điều trị bằng tế bào gốc là xơ gan, teo mật, chấn thương tủy sống, thoái hóa khớp gối.

Các bệnh đang nghiên cứu ghép tế bào gốc điều trị là đột quỵ, chấn thương sọ não, COPD, tự kỷ, bại não, suy giảm sức khỏe người cao tuổi, suy giảm nội tiết tố nam/nữ, liệu pháp CAR-T điều trị ung thư huyết học.

BS Phạm Văn Phúc – Viện Tế bào gốc, Trường Đại học Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM) cho rằng, liệu pháp tế bào nói chung, liệu pháp tế bào gốc và tế bào miễn dịch nói riêng, đang bổ sung thêm một lựa chọn nữa trong các liệu pháp chữa bệnh. Để liệu pháp tế bào thật sự mang lại lợi ích cho nhiều người, hoạt động đổi mới sáng tạo công nghệ tế bào là bắt buộc, để tăng giá trị và giảm giá bán liệu pháp.

"Liệu pháp tế bào đang trở thành một ngành công nghiệp, các sản phẩm tế bào và từ tế bào đang mở ra một ngành công nghiệp mới, dùng tế bào không chỉ để trị bệnh mà còn để tăng cường sức khỏe. Tế bào cần được kiểm soát và đảm bảo chất lượng theo các tiêu chuẩn cho từng ứng dụng để đảm bảo tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng trên người" – BS Phạm Văn Phúc chia sẻ.

cu-ba-113-tuoi-17277734660591986690584-85-0-1365-2048-crop-17277736020611131700526.jpgPhẫu thuật thành công cho cụ bà 113 tuổi gặp tai nạn sinh hoạt gãy cổ xương đùi phải

GĐXH - Bệnh viện E vừa tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho cụ bà 113 tuổi, nhập viện cấp cứu trong tình trạng đau háng phải sau khi té ngã, được chẩn đoán là gãy cổ xương đùi phải.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020