Chuyên mục  


ung-thu-than-1727925233393667731696-67-0-440-597-crop-1727925464289116704955.jpgCô gái 23 tuổi bàng hoàng khi phát hiện ung thư thận từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

GĐXH - Cô gái bị ung thư thận ở tuổi 23 cho biết có dấu hiệu sút cân và nôn sau khi ăn, nhưng do chủ quan nghĩ rằng đây là biểu hiện của bệnh viêm dạ dày dẫn tới trào ngược nên bệnh nhân đã không đi khám.

Ông Vương, 57 tuổi (ở Trung Quốc) cho biết sau khi phát hiện ung thư tuyến tiền liệt, ông đã vô cùng ân hận vì không nghe lời khuyên của vợ.

Vốn là một người sống vui vẻ, lạc quan và có sức khỏe tốt, nhưng thời gian gần đây ông bắt đầu có triệu chứng khó tiểu, dòng nước tiểu yếu, tiểu đêm nhiều. Mặc dù vợ nhiều lần khuyên ông nên đi khám nhưng ông không chịu nghe. 

Theo chia sẻ của ông Vương, ông nghĩ nam giới ở tuổi mình đều sẽ như vậy. Hơn nữa, ông cho rằng mình mạnh khỏe, dù gặp vấn đề rối loạn tiểu tiện cũng sẽ tự khỏi sau một thời gian.

ung-thu-tuyen-tien-liet-1727930622024451894239.jpg

Ảnh minh họa

Cho đến khi cuộc sống của ông Vương bắt đầu bị đảo lộn khi số lần đi tiểu đêm tăng lên chóng mặt, cân nặng sụt giảm nhanh, thường xuyên bị đau lưng và hông nghiêm trọng, đi tiểu thấy có máu. Lúc này ông mới chịu cùng vợ đến viện khám.

Sau khi thăm khám và làm các xét nghiệm, bác sĩ chẩn đoán ông Vương mắc ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn 3. 

Bác sĩ cũng bày tỏ sự tiếc nuối khi ông đã bỏ qua nhiều dấu hiệu quan trọng trong suốt khoảng thời gian dài, dẫn đến khi phát hiện bệnh đã ở giai đoạn nặng, quá trình điều trị trở nên phức tạp và khó khăn hơn rất nhiều. Bản thân ông Vương cũng rất hối hận vì mình chủ quan, không nghe lời vợ.

Ung thư tuyến tiền liệt là bệnh gì?

Tuyến tiền liệt (Prostate) là một cơ quan sinh dục chỉ có ở đàn ông, nặng khoảng 20 - 25 gram. Kích thước của tuyến tiền liệt thay đổi theo độ tuổi, phát triển từ khi dậy thì và ổn định ở tuổi 30, lớn hơn khi nam giới về già. Tuyến tiền liệt nằm phía dưới bàng quang và phía trên trực tràng, cạnh túi tinh (seminal vesicles). Đường dẫn nước tiểu (Uretha) đi xuyên qua trung tâm của tuyến tiền liệt, ra ngoài dương vật. Tuyến tiền liệt có nhiệm vụ tạo ra tinh dịch.

Ung thư tuyến tiền liệt xảy ra khi các tế bào tuyến tiền liệt phát triển mất kiểm soát. Hầu hết tế bào ung thư tuyến tiền liệt là ung thư biểu mô tuyến, sự phát triển thường rất chậm và không có biểu hiện về bệnh lý ở giai đoạn đầu. Chính vì vậy, bệnh nhân thường chỉ tới bệnh viện khi bệnh đã ở giai đoạn muộn, điều trị rất khó khăn và có khả năng gây tử vong.

Dấu hiệu cảnh báo ung thư tuyến tiền liệt

Các yếu tố gây ra các triệu chứng lâm sàng về tiết niệu thường gặp chính là do sự phát triển khối ung thư tuyến tiền liệt làm tắc nghẽn lưu thông nước tiểu, tắc nghẽn của bàng quang.

Bệnh nhân bị rối loạn tiểu tiện: cảm giác đi tiểu không hết, còn sót lại nước tiểu sau khi tiểu; tia nước tiểu yếu, không mạnh như lúc trước; tiểu không tự chủ, bí tiểu cấp tính, tiểu đêm nhiều lần; nước tiểu có máu...

Các dấu hiệu ung thư khác biệt hẳn so với u lành tính tuyến tiền liệt, khi tế bào ung thư đã lan tỏa hoặc đã có di căn: đau cột sống, đau vùng xương chậu; xuất tinh có máu hoặc cảm giác đau buốt khi xuất tinh, phù nề chi dưới. Bệnh nhân còn có thể bị suy thận, gầy sút, thiếu máu... nên thường đi khám tại các chuyên khoa khác.

ung-thu-tuyen-tien-liet5-1727930723178777148104.jpg

Ảnh minh họa

Ai có nguy cơ bị ung thư tuyến tiền liệt

Đến nay, nguyên nhân gây bệnh ung thư tiền liệt tuyến chưa được xác định rõ. Tuy nhiên nam giới trong độ tuổi sinh sản là những người có nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt cao nhất.

Theo thống kê, ung thư tiền liệt tuyến thường gặp ở những người có tiền sử người thân trong gia đình mắc ung thư tuyến tiền liệt, người béo phì, người thường xuyên ăn đồ ăn nhanh giàu chất béo và người thường xuyên sử dụng nhiều chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá.

Ung thư tuyến tiền liệt có chữa khỏi được không?

Theo các chuyên gia y tê, ung thư tiền liệt tuyến được chia thành 4 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Khối u mới hình thành.

Giai đoạn 2: Khối u chưa phát triển lớn.

Giai đoạn 3: Ung thư đã xâm lấn sang mô lân cận.

Giai đoạn 4: Ung thư di căn qua máu và bạch huyết đến xương, gan, phổi.

Phát hiện ở giai đoạn đầu, ung thư tiền liệt tuyến có thể chữa khỏi, việc điều trị giúp loại bỏ tế bào ung thư tận gốc.

Khi ung thư đã chuyển sang giai đoạn muộn, khả năng thành công khi điều trị sẽ thấp hơn nhiều. Các phương pháp điều trị ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn cuối gồm: Hóa trị, xạ trị, điều trị nội tiết tố, phẫu thuật cắt đi tuyến tiền liệt.

Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo nam giới cần đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện nguy cơ ung thư. Ngoài ra, hãy chú ý, thấy có các dấu hiệu bất thường cần đi khám sớm.

ung-thu-dai-truc-trang-1727840653158133332147-0-0-397-635-crop-17278409078001466385599.jpgNgười đàn ông 50 tuổi mắc ung thư đại trực tràng thừa nhận thường xuyên làm việc này

GĐXH - Do tính chất công việc, người đàn ông bị ung thư đại trực tràng thừa nhận từ trẻ đã có thói quen ăn uống thất thường và thường xuyên nhịn đại tiện.

nguoi-dan-ong-ung-thu-than-1727755400866977078397-175-0-780-968-crop-172775557247085606232.jpgNgười đàn ông 51 tuổi ở Ninh Bình bất ngờ phát hiện ung thư thận từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

GĐXH - Người đàn ông đang khỏe mạnh, bất ngờ phát hiện ung thư thận sau khi vào viện khám vì lý do gầy sút cân (khoảng 5 kg/1 tháng).

ung-thu-tuyen-giap-17275013761911638099884-31-0-456-680-crop-17275015367291548416665.jpgNgười phụ nữ 38 tuổi đang khỏe mạnh bất ngờ phát hiện ung thư tuyến giáp thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

GĐXH - Thức khuya lâu ngày, căng thẳng kéo dài và ăn uống thất thường đều là những nguyên nhân gây ung thư và tái phát ung thư tuyến giáp nhưng cô vẫn chung sống với chúng mỗi ngày.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020