Chuyên mục  


Đau lưng là một triệu chứng thường gặp trong nhiều bệnh lý nội và ngoại khoa như loãng xương, gai đôi, viêm cột sống dính khớp, hư xương sụn cột sống thắt lưng, thoát vị đĩa đệm, bệnh thận và tiết niệu, bệnh lý phụ khoa...

Về nguyên tắc, để khắc phục triệt để bệnh đau lưng, cần phải tìm và giải quyết nguyên nhân căn bản bằng nhiều biện pháp khác nhau… Bên cạnh đó, người bệnh có thể sử dụng một số vị thuốc nam dưới đây để hỗ trợ điều trị và phòng chống tích cực chứng trạng này.

1.Đỗ trọng, vị thuốc nam tốt cho người đau lưng

Đỗ trọng là vị thuốc bổ thận, mạnh gân cốt kinh điển. Tác dụng chữa bệnh của đỗ trọng được ghi lại sớm nhất trong "Thần Nông bản thảo kinh" - bộ sách thuốc cổ nhất của Đông y học, thành thư cách nay đã hơn 2000 năm đã viết : "Đỗ trọng chủ yếu cốt thống, bổ trung ích tinh khí, kiện cân cốt".

Theo Đông y, đỗ trọng: Tính bình, vị ngọt hơi cay, có công dụng bổ can thận, cường gân cốt, bổ lưng gối. Kinh nghiệm dân gian khuyên những người đau lưng nên dùng 50g đỗ trọng hầm với thận lợn ăn hàng ngày. Cách dùng như sau:

Canh đỗ trọng: Đỗ trọng 40g, ngưu tất 30g, gừng tươi 3 lát, thận lợn 1 đôi; nấu thành canh ăn.

photo-1680200056141-1680200056284850770189-17287920522431867159243-1728869090123-17288690906921002023654.jpg

Vị thuốc đỗ trọng.

Rượu đỗ trọng:

  • Dùng độc vị đỗ trọng: Đỗ trọng 100g, tán thô, ngâm trong 1200ml rượu trắng, thỉnh thoảng lắc bình; ngâm khoảng 1 tháng là có thể chiết rượu thuốc ra dùng; mỗi ngày có thể uống 2 - 3 lần, mỗi lần 15 - 20ml.
  • Phối hợp với các vị thuốc khác: Đỗ trọng 240g, can địa hoàng (củ sinh địa khô) 120g, đương quy 60g, xuyên khung 60g, nhục quế 60g, ngâm với 2500ml rượu trắng; sau 1 tháng có thể sử dụng, nhưng tốt nhất sau 100 ngày. Mỗi ngày có thể uống 2 lần, mỗi lần 15 - 20ml.

Tuy nhiên, y thư Đông y cho rằng, đỗ trọng là vị thuốc ôn bổ, nên người "Âm hư hỏa vượng" sử dụng cần thận trọng (Người "Âm hư hỏa vượng" thường có những biểu hiện như họng khô, miệng háo, khát nước, sốt cơn về buổi chiều, gò má đỏ ửng, lòng bàn chân bàn tay nóng, phiền táo, mất ngủ, mồ hôi trộm, đại tiện táo, tiểu tiện sẻn đỏ…).

2. Nhục thung dung

Nhục thung dung là vị thuốc đã được sử dụng trong Đông y từ 2000 năm trước. Sách Bản thảo chính nghĩa viết: "Yêu giả thận chi phủ, thận hư tắc yêu thống, nhục dung bổ thận, thị dĩ trị chi" (lưng là phủ của thận, thận hư tất đau lưng, nhục dung có công dụng bổ thận, nên được dùng để trị đau lưng).

Theo Đông y, nhục thung dung tính ấm, vị chua ngọt hơi mặn, có công dụng bổ thận ích tinh, dùng rất tốt cho những người bị đau lưng. Cách dùng như sau:

Cháo nhục thung dung: Nhục thung dung 35g, gạo tẻ 100g; thêm nước, cho vào nồi, nấu to lửa cho sôi, sau nấu nhỏ lửa cho đến khi cháo chín nhừ, thêm gia vị, chia ra ăn 2 lần (sáng sớm và buổi tối).

Rượu nhục thung dung: Nhục thung dung 60g, dâm dương hoắc 100g, rượu trắng 1000ml; ngâm ít nhất 1 tuần, hàng ngày lắc bình; ngày uống 2 - 3 lần, mỗi lần 15 - 20ml.

Người âm hư hoặc bí đại tiện do thực nhiệt không nên dùng.

tacdungnhucthungdung3f50ad0d03-1728792183911197919320-1728869091392-17288690915301221836475.png

Vị thuốc nhục thung dung.

3. Hà thủ ô

Có công dụng bổ can thận, dưỡng tinh huyết. Sách Bản thảo cương mục viết: "Hà thủ ô năng dưỡng huyết ích can, cố tinh ích thận, cường cân cốt, ô long phát, vi tư bổ thực dược" ( hà thủ ô dưỡng huyết bổ can, cố tinh ích thận, làm mạnh gân cốt, làm đen râu tóc, đúng là thức ăn, vị thuốc bổ dưỡng vậy). Cách dùng như sau:

Cháo hà thủ ô: Hà thủ ô chín (đã qua quá trình chế biến) 15g, gạo tẻ 60g. Cho hà thủ ô vào ấm thuốc, ninh nhừ, bỏ bã lấy nước nấu cháo ăn.

Rượu hà thủ ô: Hà thủ ô 60g, đương quy 30g, sinh địa 40g, rượu trắng 1000ml. Các vị thuốc thái vụn gói trong túi vải rồi cho vào vò ngâm với rượu, nút kín để nơi thoáng mát khô ráo, sau 1 tuần có thể dùng được. Uống mỗi ngày 15ml vào buổi sáng.

4. Đông trùng hạ thảo

Tính ấm, vị ngọt, có công dụng bổ hư tổn, ích tinh khí. Sách Dược tính khảo viết: " Đông trùng hạ thảo bí tinh ích khí, chuyên bổ mệnh môn. Những người bị đau lưng nên dùng đông trùng hạ thảo 3 - 5g hầm cách thủy với gà trống ăn 1 lần trong tuần.

5. Tỏa dương

Tỏa dương : Tính ấm, vị ngọt, có công dụng bổ thận tráng dương , làm mạnh gân cốt. Sách Nội mông cổ trung thảo dược viết: "Tỏa dương trị dương nuy di tinh, lưng đau gối mỏi". Những người đau lưng nên nấu cháo tỏa dương ăn hàng ngày.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020