Chuyên mục  


Thời tiết lạnh virus cúm phát triển mạnh, đe dọa sức khỏe người cao tuổi

Miền Bắc đang đón các đợt không khí lạnh đầu mùa với nền nhiệt xuống thấp. Đây là điều kiện thuận lợi cho nhiều bệnh truyền nhiễm đường hô hấp phát triển mạnh, điển hình là bệnh cúm.

image001-4032-1733490513822-173349051412355390775.jpg

Virus cúm dễ lây lan hơn khi thời tiết lạnh. Ảnh: Freepik

Người cao tuổi, hệ miễn dịch suy yếu nên dễ gặp các biến chứng khi mắc cúm như đột quỵ, suy tim, viêm tai giữa, viêm phổi, viêm xoang, viêm đường tiết niệu, phù não, tổn thương gan.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thống kê toàn cầu có khoảng 1 tỷ trường hợp mắc cúm mùa, trong đó 3-5 triệu ca mắc bệnh nặng và khoảng 290.000-650.000 ca không qua khỏi. Theo thống kê của Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), mỗi năm nước ta ghi nhận từ 600.000-1.000.000 trường hợp mắc cúm mùa, trong đó có tỷ lệ lớn là những người cao tuổi như trên 65 tuổi. Mới đây nhất, nước ta đã ghi nhận 4 trường hợp tại Bình Định tử vong do mắc cúm A/H1N1, chủ yếu có bệnh lý mạn tính và nhiều ca viêm phổi nặng do cúm.

image002-2543-1733490515145-1733490515534534457364.jpg

Cúm gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho người cao tuổi, có bệnh nền. Ảnh: Freepik

Các nghiên cứu cho thấy người cao tuổi mắc các bệnh lý nền như tim mạch, hô hấp, đái tháo đường, biến chứng của cúm sẽ nặng hơn, nguy cơ tử vong do cúm mùa sẽ cao hơn. Theo Quỹ quốc gia bệnh truyền nhiễm Mỹ, ở người trên 65 tuổi, cúm làm tăng nguy cơ đau tim lên 3-5 lần và nguy cơ đột quỵ lên 2-3 lần trong 2 tuần đầu sau khi nhiễm bệnh. Nguy cơ vẫn ở mức cao trong nhiều tháng.

image003-5388-1733490516157-1733490516270105352294.jpg

Người cao tuổi có bệnh nền mắc cúm làm tăng nguy cơ nhập viện và tử vong. Ảnh: Unsplash

Một nghiên cứu khác tại Canada, công bố trên Thư viện Y khoa Quốc gia Mỹ đã chỉ ra, người trên 60 tuổi có bệnh nền tim mạch, khi mắc cúm, nguy cơ tử vong tăng gấp 5 lần. Nếu người cao tuổi có bệnh nền viêm phổi mạn tính, tỷ lệ tử vong khi nhiễm cúm cao gấp 12 lần. Nghiêm trọng hơn, người cao tuổi mắc đồng thời cả hai bệnh lý tim mạch và hô hấp, nguy cơ tử vong cao gấp 20 lần khi mắc cúm.

Chủ động phòng bệnh bằng vắc-xin

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tiêm vắc-xin là cách tốt nhất để phòng ngừa cúm . Không chỉ giúp bảo vệ người cao tuổi trước nguy cơ lây nhiễm, vắc-xin cúm còn giúp tránh các biến chứng do cúm gây ra.

Một nghiên cứu trên hơn 25.900 người trên 65 tuổi tại Canada đã chỉ ra, tiêm ngừa vắc-xin cúm giúp giảm 47% nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân, giảm nguy cơ nhập viện do viêm phổi, các bệnh hô hấp, và các biến cố tim mạch khác như suy tim, đột quỵ… ở người cao tuổi.

Các thống kê của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ cũng ghi nhận, tiêm phòng vắc-xin cúm giúp giảm 79% số người mắc đái tháo đường phải nhập viện. Người bệnh đái tháo đường được tiêm vắc-xin cúm có tỷ lệ tử vong thấp hơn 24% so với người không tiêm chủng.

image004-9421-1733490516766-17334905169341259385075.jpg

Người cao tuổi cần tiêm ngừa cúm và nhắc lại hàng năm. Ảnh: Mộc Thảo

BS.CKI BS.CKI Tống Thị Ngọc Cầm, Phó Giám đốc Y khoa miền Bắc, Hệ thống tiêm chủng VNVC nhấn mạnh, cấu trúc kháng nguyên của virus cúm sẽ thay đổi từng năm. Do đó, mũi tiêm cúm của năm trước không có khả năng bảo vệ cơ thể khỏi các chủng cúm đã thay đổi. Người cao tuổi cần tiêm nhắc cúm mỗi năm để duy trì khả năng bảo vệ cao của vắc-xin.

Bên cạnh đó, vắc-xin nói chung và vắc-xin cúm nói riêng cần khoảng 2 tuần để giúp cơ thể sinh kháng thể đầy đủ với bệnh. Người cao tuổi cần chủ động tiêm ngừa trước các cao điểm bệnh cuối năm để cơ thể được bảo vệ trước virus cúm.

Ngoài ra, người thân, người chăm sóc cũng cần tiêm ngừa các loại vắc-xin, trong đó có vắc-xin cúm, nhằm bảo vệ bản thân, tránh trở thành nguồn lây cho người cao tuổi, người có bệnh nền.

image005-906-1733490517669-17334905177861626367547.jpg

Bên cạnh tiêm ngừa, người cao tuổi cũng cần chú ý vận động, tăng cường thể chất. Ảnh: Freepik

Để phòng bệnh hô hấp nói chung, BS Cầm khuyến cáo thêm người dân cần tăng cường luyện tập thể thao nâng cao sức khỏe kết hợp với các biện pháp phòng bệnh khác như giữ vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay, súc họng bằng nước muối sinh lý, khi đến nơi đông người cần giữ khoảng cách, đeo khẩu trang…

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020