Chuyên mục  


Bệnh nhân là cụ ông N.V.K (nam), 82 tuổi ở Thái Bình, được chuyển đến khoa Cấp Cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương khi ở ngày thứ 6 của bệnh sốt xuất huyết. Ban đầu, ông chỉ cảm thấy mệt mỏi và sốt nên đã đến cơ sở y tế điều trị. Sau đó xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng như sốt cao 39°C, tiểu cầu giảm sâu (thấp hơn 21 lần so với mức tối thiểu), xuất huyết tiêu hóa lượng lớn khiến phân đen.

Ngay khi nhập viện, ông được chỉ định truyền khối tiểu cầu để hỗ trợ đông máu. Mặc dù tiểu cầu dần tăng và bước vào giai đoạn lui bệnh, nhưng tình trạng xuất huyết trong cơ vẫn diễn biến phức tạp. Máu chảy trong các mô cơ thành ngực, cẳng và bàn tay trái khiến vùng cơ căng cứng, đau nhức dữ dội, chuyển màu tím bầm. Nghiêm trọng hơn, bệnh nhân mất đến một nửa lượng máu trong cơ thể. Chỉ số huyết sắc tố giảm đẩy bệnh nhân vào tình trạng nguy kịch.

base64-17319218924941463895554.jpeg

Ảnh BV

Bệnh nhân chia sẻ do hiện tượng đau nhức khiến ông không thể cử động được cánh tay và thành ngực, với cảm giác ngày càng căng tức không thể chịu đựng nổi.

Theo ThS.BS Đặng Hoàng Điệp, Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, huyết sắc tố (Hgb) là chỉ số quan trọng phản ánh khả năng vận chuyển oxy của cơ thể. Khi chỉ số này giảm sâu, bệnh nhân đối mặt với nguy cơ tử vong rất cao nếu không được can thiệp kịp thời.

Đến ngày thứ 9 của bệnh, tình trạng bệnh nhân có nhiều chuyển biến tích cực. Sau nửa tháng điều trị, bệnh nhân đã được ra viện. Trường hợp của cụ ông N.V.K là lời cảnh báo về sự nguy hiểm của sốt xuất huyết, đặc biệt là biến chứng chảy máu trong cơ. Nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời không chỉ cứu sống người bệnh mà còn giảm nguy cơ biến chứng, bảo vệ sức khỏe lâu dài.

BS Điệp nhấn mạnh: Điều quan trọng là người dân cần chú ý đến các dấu hiệu cảnh báo như: Chảy máu bất thường, mệt, bứt rứt hay vật vã; khó thở hay bất kỳ triệu chứng nào bất thường. Những dấu hiệu tưởng chừng đơn giản có thể nhanh chóng tiến triển thành biến chứng nghiêm trọng nếu không được xử lý kịp thời.

Chủ động triển khai các biện pháp phòng chống bệnh sốt xuất huyết

Hiện nay, tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết đang có chiều hướng gia tăng tại một số địa phương. Theo số liệu mới nhất từ Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), tính đến cuối tháng 9, cả nước ghi nhận 79.727 trường hợp mắc sốt xuất huyết. Đáng lo ngại, số ca tử vong lên tới 12 trường hợp.

Tại TP. HCM những tuần vừa qua, số lượng ca mắc sốt xuất huyết liên tục tăng cao. Tổng số ca mắc tích lũy tính từ đầu năm nay đến ngày 14/11/2024 là 11.265 ca. CDC Hà Nội cũng ghi nhận 612 ca mắc sốt xuất huyết trong tuần cuối tháng 10 từ ngày 25/10 - 31/10/2024), tăng 110 ca so với tuần trước đó.

Trước tình hình này, để ngăn chặn nguy cơ sốt xuất huyết phát triển thành dịch, người dân cần nâng cao cảnh giác với bệnh và có những biện pháp phòng ngừa thích hợp.

Để phòng tránh bệnh sốt xuất huyết, mỗi người dân cần chủ động thực hiện các biện pháp sau:

Loại bỏ các vật dụng chứa nước đọng: Kiểm tra và loại bỏ các vật dụng như lốp xe cũ, bình hoa, chai lọ, các vật chứa nước khác để muỗi không có nơi sinh sản.

Vệ sinh môi trường: Thường xuyên dọn dẹp nhà cửa, sân vườn, đậy kín các bể nước, hố ga.

Ngủ màn, mặc quần áo dài tay, dùng các sản phẩm khăn lau xua muỗi có hương sả tự nhiên, an toàn khi sinh hoạt ngoài trời, đặc biệt vào buổi tối: Đối với trẻ em nên mặc quần áo sáng màu, dùng tã quần xua muỗi..., đặc biệt là vào ban đêm, khi muỗi hoạt động mạnh nhất.

Phun hóa chất diệt muỗi: Thực hiện theo hướng dẫn của ngành y tế.

Ngoài ra, cộng đồng cần chung tay tổ chức các chiến dịch diệt lăng quăng, vệ sinh môi trường; Tuyên truyền nâng cao ý thức phòng bệnh cho mọi người.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020