Chuyên mục  


Bồ công anh là cây gì?

Cây bồ công anh còn được gọi là diếp hoang, rau bồ cóc, mũi mác hay rau lưỡi cày, có tên khoa học là Lactuca indica - thuộc họ cúc Asteraceae. Loại cây này có những đặc điểm như sau:

Thân cây nhỏ, cao khoảng 1 – 3m mọc thẳng, nhẵn và không có cành hoặc rất ít cành;

  • co-man-trau-2-1727273796281764091313-0-0-375-600-crop-1727273800583172765866.jpg

    Cây cỏ dại mọc khắp nơi nhưng ít người biết là thuốc khoẻ gan, ổn định huyết ápĐỌC NGAY

Lá cây có nhiều hình dạng khác nhau, thân và lá cây chứa nhựa màu trắng như sữa, vị đắng;

Hoa cây có màu vàng hoặc màu tím, trong đó hoa tím được gọi là tử hoa địa đinh còn hoa vàng được gọi là hoàng hoa địa đinh, cả hai loại hoa đều được sử dụng làm thuốc trong y học cổ truyền;

Ngoài mọc hoang khắp nơi, loại cây này có thể trồng bằng hạt, thời điểm thích hợp để trồng là vào tháng 3 – 4 hoặc tháng 9 – 10, cây trồng sau 4 tháng là có thể thu hoạch. Thông thường lá cây sau khi thu hái có thể dùng tươi hoặc phơi, sấy khô và cất dùng dần mà không cần qua chế biến đặc biệt nào.

Cây phổ biến và thường xuất hiện ở các quốc gia của châu Á như Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ... Vì là loại cây ưa ẩm và ưa sáng nên có thể dễ dàng tìm thấy ở các nơi có đất ẩm, ven đường đi…

bo-cong-anh-17277148051411647997995.png

Bồ công anh là dược liệu có nhiều công dụng đối với sức khỏe con người.

Bồ công anh có mấy loại?

Cây bồ công anh được chia làm ba loại chính:

Bồ công anh chỉ thiên: Thường mọc hoang và phổ biến ở miền Nam nước ta.

Bồ công anh cao: Có thân như cây bắp, cao trung bình từ 100 - 150 cm, lá gần giống rau cải nhưng không có răng cưa. Cây thường mọc ở vùng đồng bằng và trung du miền núi phía Bắc của nước ta.

Bồ công anh lùn: Hay còn gọi là bồ công anh Trung Quốc, chỉ cao tầm 10 - 20cm, lá mọc trực tiếp từ rễ và nằm sát dưới mặt đất, thường được sử dụng trong các bài thuốc y học cổ truyền.

Các thành phần có trong cây bồ công anh

Thành phần dinh dưỡng của bồ công anh bao gồm:

Các vitamin: E, A, C, K, B9, B1, B2, B6,…

Khoáng chất: Sắt, canxi, magie, kali, lưu huỳnh, silic và photpho...

Các hợp chất hữu cơ: carbohydrate inulin, acid lacturic, lactucopicrin và lactucin…

Cây bồ công anh có tác dụng gì?

Theo bác sĩ Y học cổ truyền – Phục hồi chức năng Nguyễn Văn Điện, người ta thường dùng cả cây trừ rễ của bồ công anh để làm thuốc trong y học cổ truyền. Trong dân gian, người ta dùng dược liệu này để tiêu độc, thanh nhiệt, điều trị mụn nhọt, mẩn ngứa, lở loét, chữa bệnh dạ dày, chữa viêm tuyến vú, viêm đường tiết niệu...

Ngoài ra, nhiều nghiên cứu cũng cho thấy bồ công anh có tiềm năng trong việc điều trị tiểu đường, bảo vệ gan, giãn mạch, chữa lành vết thương, giảm nguy cơ về các bệnh tim mạch...

Dưới đây là các tác dụng của cây bồ công anh:

Tốt cho người bệnh tiểu đường

Bồ công anh có công dụng kích thích tuyến tụy sản xuất insulin, giúp loại bỏ lượng đường dư thừa ra khỏi cơ thể, loại bỏ đường bị tích tụ trong thận mà hầu hết các người bệnh đái tháo đường đều mắc.

Điều trị các bệnh về da

Các bệnh lý ngoài da do nhiễm nấm, nhiễm khuẩn có thể được điều trị bằng dược liệu bồ công anh. Thân và lá bồ công anh chứa nhựa màu trắng như sữa và có vị đắng, có tính kiềm cao và công dụng sát khuẩn, diệt côn trùng, nấm... nên rất hữu hiệu trong điều trị các bệnh ngoài da như ghẻ, eczema, ngứa do nấm...

Phòng chống ung thư

Theo Y học cổ truyền, một trong những tác dụng quan trọng của bồ công anh đối với sức khỏe là phòng chống nguy cơ hình thành và phát triển các tế bào ung thư, đặc biệt là ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú... Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng gốc và rễ bồ công anh có tác dụng kháng hóa trị liệu để không làm tổn hại đến các tế bào khỏe mạnh.

Tốt cho xương

Bồ công anh chứa hàm lượng lớn canxi nên rất cần cho sự tăng trưởng, phát triển và vững chắc của xương. Dược liệu này cũng chứa nhiều các chất chống oxy hóa như luteolin, vitamin C có công dụng bảo vệ xương khỏi các gốc tự do gây hại đối với xương (làm giảm mật độ xương, đẩy nhanh quá trình lão hóa xương).

Cải thiện chức năng gan

Bồ công anh giúp kích thích gan một cách tự nhiên, từ đó giúp cải thiện chức năng gan và thúc đẩy tiêu hóa. Bên cạnh đó, các hoạt chất trong bồ công anh giúp loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể, tái lập hydrat và cân bằng điện giải.

Cải thiện hệ tiêu hóa

Bồ công anh có công dụng kích thích sự thèm ăn nên giúp cải thiện tốt hệ tiêu hóa. Các hoạt chất inulin và chất nhầy trong bồ công anh có tác dụng làm dịu đường tiêu hóa, chất oxy hóa giúp loại bỏ các chất độc từ thực phẩm và kích thích sự tăng trưởng các vi khuẩn ruột có lợi, ức chế và ngăn cản sự phát triển của các vi khuẩn ruột có hại.

Tăng cường sức khỏe của đường tiết niệu

Do có tác dụng lợi tiểu nên bồ công anh giúp tăng cường sức khỏe của đường tiết niệu, kích thích sự tăng trưởng của các vi khuẩn có lợi trong hệ tiết niệu và ức chế sự phát triển của các vi khuẩn có hại nhờ đặc tính tẩy bỏ của loại dược liệu này.

Giảm cân an toàn

Bồ công anh còn có tác dụng giảm cân bởi chất inulin khi được hấp thụ vào cơ thể sẽ giúp giảm bớt cơn đói và tạo cảm giác no lâu hơn mỗi khi ăn.

Hỗ trợ hệ thống miễn dịch

Bồ công anh có thể tăng cường hệ thống miễn dịch và cung cấp một số biện pháp bảo vệ chống lại virus và vi khuẩn. Bồ công anh chứa lượng lớn vitamin C và các vi chất dinh dưỡng khác hỗ trợ hệ thống miễn dịch của chúng ta, ngăn chặn sự tấn công của virus có hại.

Giảm đau bụng kinh

Do đặc tính chống viêm và thư giãn, lá bồ công anh có thể giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả. Trong lá bồ công anh có chứa phytoestrogen, là những hợp chất thực vật có đặc tính giống như estrogen, giúp cân bằng lượng hormone trong cơ thể, từ đó có thể giúp giảm đau bụng kinh.

Dược liệu bồ công anh thường được sử dụng trong điều trị dưới dạng thuốc sắc với liều dùng mỗi ngày từ 20 – 40g lá tươi hoặc từ 10 – 15g lá khô, có thể dùng riêng hoặc phối hợp với các dược liệu khác (chè dây, lá khôi, khổ sâm...). Bên cạnh những lợi ích đối với sức khỏe, dược liệu này có thể gây ra một số tác dụng phụ như buồn nôn, nôn, sỏi mật, viêm túi mật, viêm da tiếp xúc...

bo-cong-anh-2-17277151184271486942659.jpg

Bồ công anh có chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng.

Cách sử dụng cây bồ công anh hiệu quả

Hiện nay, cây bồ công anh thường được ứng dụng vào nhiều mục đích khác nhau. Dưới đây là một số chia sẻ về cách sử dụng bồ công anh người dân có thể tham khảo:

Làm thực phẩm

Phần hoa, lá và rễ của bồ công anh có thể sử dụng để làm thành thực phẩm. Hoa có thể dùng để trang trí, lá thì dùng để ăn sống hoặc làm thành nhiều món salad khác nhau. Rễ bồ công anh cũng có thể ăn bằng cách nấu chín hoặc là nướng.

Đồ uống 

Món đồ uống phổ biến nhất từ bồ công anh đó chính là trà hoặc nước ép. Có thể dùng bồ công anh tươi ép thành nước uống hoặc phơi khô làm thành trà để uống dần.

Thuốc chữa bệnh

Bài thuốc trị tắc tia sữa, sưng vú: Sử dụng 20g lá bồ công anh đem đun với nước uống hàng ngày, hoặc có thể sử dụng 30 – 40g lá bồ công anh tươi rửa sạch và thêm ít muối, giã nát lấy nước uống, còn bã đem đắp lên vị trí vú bị sưng đau. Thông thường chỉ cần dùng bài thuốc 2 – 3 lần là đã đem lại hiệu quả tốt;

Bài thuốc trị ăn uống kém tiêu và hay bị mụn nhọt: Sử dụng 10 – 15g lá bồ công anh khô, 600ml nước (tương đương với 3 bát con). Đem sắc dung dịch đến thể tích còn 200ml (1bát) rồi uống. Sử dụng bài thuốc liên tục trong 3 – 5 ngày hoặc có thể kéo dài hơn;

Bài thuốc hỗ trợ điều trị ung thư: Công thức chế biến gồm 20g lá bồ công anh, 20g rễ bồ công anh cùng 40 xạ đen. Dùng tất cả chúng sắc chung với 1 lít nước uống cả ngày.

Bài thuốc trị viêm túi mật, polyp túi mật: Lấy 30g lá bồ công anh khô pha vào nước nóng uống như trà mỗi ngày.

Hỗ trợ ở người bệnh đái tháo đường: Lấy 35g lá bồ công anh khô để hãm thành nước uống.

Sử dụng bồ công anh cần lưu ý gì?

Khi sử dụng bồ công anh trong điều trị bệnh cần lưu ý những vấn đề sau:

Dược liệu bồ công anh ở dạng khô cần được bảo quản ở nơi thoáng mát, khô ráo và tránh độ ẩm, tránh ánh sáng chiếu trực tiếp;

Trong thời gian sử dụng dược liệu trong điều trị bệnh, cần theo dõi các phản ứng của cơ thể như viêm da tiếp xúc, mẫn cảm... Trường hợp các triệu chứng này xuất hiện, bạn cần ngưng sử dụng và đến các cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán chính xác;

Không sử dụng bồ công anh điều trị bệnh ở các đối tượng như sau: Trẻ em, phụ nữ có thai, phụ nữ đang cho con bú, người mẫn cảm với các thành phần của dược liệu, người bệnh mắc hội chứng ruột kích thích, tắng nghẽn ống mật hoặc tắc ruột.

Có thể thấy, bồ công anh là dược liệu có nhiều công dụng đối với sức khỏe và được sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh. Tuy nhiên cũng tương tự như những loại thuốc khác, bồ công anh có thể gây ra những tác dụng phụ đối với sức khỏe. Vì vậy, cần tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị trước khi sử dụng để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020