Chuyên mục  


base64-1728870187417991523221.jpeg

Để chữa răng cho trẻ an toàn, bác sĩ điều trị răng cần có kinh nghiệm, hiểu được tâm lý bệnh nhi - Ảnh: T.T.D

Tại Hội nghị khoa học quốc tế khoa răng hàm mặt do Trường đại học Văn Lang tổ chức mới đây, PGS.TS Trần Cao Bính, chủ tịch Hội Răng hàm mặt Việt Nam, cho biết hiện nay tỉ lệ sâu răng ở trẻ em là hơn 86%, trong đó tỉ lệ trẻ sâu răng vĩnh viễn rất cao.

Giải thích về nguyên nhân này, PGS Bính cho rằng tỉ lệ trẻ bị sâu răng cao do nhiều nguyên nhân khác nhau như phụ huynh chưa có quan tâm nhiều đến việc chăm sóc, bảo vệ răng miệng của trẻ, trẻ ăn vặt nhiều nhưng lại thiếu vệ sinh răng miệng hoặc vệ sinh chưa đúng cách, tạo điều kiện cho vi khuẩn "tấn công" gây sâu răng ở trẻ.

Bên cạnh đó, răng của trẻ chưa cứng, chắc như người lớn do đó dễ bị tổn thương.

Hậu quả nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến viêm tủy răng, hoại tử tủy, viêm xoang hàm, viêm hạch, viêm tủy xương, mất răng vĩnh viễn... gây ảnh hưởng đến đời sống hằng ngày của trẻ trong việc ăn uống, giấc ngủ, tinh thần học tập và ảnh hưởng đến cấu trúc răng miệng suốt đời.

TS.BS Trần Ngọc Quảng Phi, trưởng khoa răng hàm mặt, Trường đại học Văn Lang, cho biết không chỉ trẻ em, tỉ lệ các bệnh răng miệng nói chung của người Việt cũng tương tự thế giới, nhưng mức độ trầm trọng, phức tạp thường cao hơn. Nhiều bệnh nhân tiếp cận điều trị giai đoạn trễ, dẫn đến không thể giữ được răng.

Chăm sóc đúng phòng sâu răng

Các chuyên gia khuyến cáo thực hiện chiến lược "4 con số 2" để vệ sinh răng miệng đúng cách.

- Ngày đánh răng tối thiểu 2 lần sau khi ăn.

- Thời gian đánh răng 1 lần tối thiểu 2 phút.

- Sau khi đánh răng 2 tiếng mới nên ăn để tăng hiệu quả bảo vệ.

- Một năm nên khám răng định kỳ 2 lần, phát hiện và xử lý sớm các vấn đề răng miệng, tránh để biến chứng nặng nề, giảm chi phí điều trị.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020