Chuyên mục  


Nguyên nhân gây tắc mật

Tắc mật thường được gây ra bởi các nguyên nhân chính như:

  • Sỏi đường mật là nguyên nhân chiếm tới 90% trong các ca bệnh.
  • Do các khối u: U đầu tụy, u bóng Vater, u ống mật chủ đoạn xa, u tá tràng.
  • Sau các phẫu thuật túi mật hoặc các chấn thương tại vùng bụng có thể khiến ống mật hẹp đi và gây ứ tắc.
  • Ung thư đường mật.
  • Giun hoặc trứng sán lá gan di chuyển xuống đường mật.

Triệu chứng khi bị tắc mật

Khi bị tắc mật dịch mật sẽ tràn vào máu, do đó người bệnh sẽ có các triệu chứng điển hình như sau:

  • Xuất hiện tình trạng đau bụng .
  • Cơn đau thường xuất hiện tại vùng gan, mức độ sẽ phụ thuộc vào các nguyên nhân gây tắc mật. Cụ thể: Đau dữ dội nếu nguyên nhân do tắc mật cấp bởi sỏi mật di chuyển hay bị kẹt phần thấp OMC. Đau thành từng cơn rồi lan lên vai hay sau lưng (cơn đau quặn gan) trong giun chui ống mật…
  • Đau âm ỉ bụng hoặc cảm giác căng tức vùng hạ sườn phải, vùng trên rốn như trong ung thư đường mật, u bóng Vater.
  • Biểu hiện vàng da, vàng mắt: Vàng da , vàng mắt là triệu chứng rất rõ ràng của bệnh mà người bệnh thường xuyên gặp phải. Vàng da có thể kéo dài từ 1 - 2 tuần rồi biến mất. Sau đó lại tiếp tái phát trở lại với người bệnh.
  • Sốt cao.
ikqvde27-tac-mat-1-1730905581482694335954-1731402497460-17314024994341513590996.jpg

Tắc mật là tình trạng tắc nghẽn tại hệ thống ống dẫn mật trong cơ thể.

Trình tự xuất hiện của vàng da, đau bụng và sốt là gợi ý nguyên nhân gây tắc mật. Cụ thể:

  • Tắc mật sỏi đường mật: Người bệnh sẽ thấy đau vùng gan, sau đó là sốt kèm rét run. Vài ngày sau xuất hiện vàng da, vàng mắt, gọi là tam chứng Charcot.
  • Tắc mật do u: Da của người bệnh sẽ vàng dần, cơn đau xuất hiện ít và không bị sốt trong giai đoạn đầu.
  • Nước tiểu sẫm màu: Thường đi kèm với triệu chứng vàng da của người bệnh. Nước tiểu có màu đỏ sậm của nước vối hoặc vàng sậm giống màu nước chè.

Ngoài ra, người bệnh còn có các triệu chứng khác bao gồm: Phân sậm màu, cảm giác đầy bụng , khó tiêu, đặc biệt là sau khi ăn các loại thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ. Có thể đi ngoài ra phân có cả mỡ. Cơ thể mệt mỏi kéo dài, chán ăn, gầy yếu. Đau ở vùng hạ sườn phải…

Chẩn đoán và điều trị tắc mật

Chẩn đoán xác định tắc đường mật cấp và nguyên nhân gây tắc mật cấp dựa vào siêu âm, chụp CT Scaner và MRI gan mật có tiêm thuốc. Hiện có nhiều phương pháp điều trị tắc mật do sỏi, tùy từng trường hợp bệnh khác nhau và có biến chứng hay chưa mà lựa chọn phương pháp phù hợp. Mục đích điều trị là xử lý sỏi gây tắc đường mật nhanh chóng, tránh nhiễm khuẩn và điều trị nếu biến chứng nhiễm khuẩn.

Điều trị bằng thực hiện thủ thuật chụp đường mật xuyên gan qua da (PTC) với dẫn lưu mật qua da là phương pháp giải quyết vấn đề tắc mật cấp cách này, cho phép dẫn lưu mật bị ứ đọng trong gan ra ngoài, bao gồm dịch mủ mật trong viêm đường mật kèm theo.

Điều trị bằng phẫu thuật nội soi tán sỏi qua da bằng laser trong trường hợp nhiều sỏi đường mật và sỏi tắc ống mật chủ, đặt Stent đường mật trong u đường mật gây tắc mật và nếu nguyên nhân gây tắc đường mật là một khối u ác tính, có thể phẫu thuật loại bỏ nguyên nhân tắc mật.

Lời khuyên thầy thuốc

Để phòng ngừa các nguy cơ mắc phải tình trạng tắc mật, cần duy trì một chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ chất và có sự cân bằng giữa các nhóm dưỡng chất. Hạn chế ăn đồ nhiều dầu mỡ. Nên tẩy giun định kỳ tối thiểu là 6 tháng một lần. Hạn chế sử dụng thuốc lá, rượu bia, cafe... Có thời gian và chế độ nghỉ ngơi hợp lý. Ngủ sớm, ngủ đúng giờ. Rèn luyện sức khỏe bằng cách tập thể dục thường xuyên.

Ngoài ra, cần điều trị dứt điểm các bệnh lý liên quan đến gan hoặc đường tiêu hóa để tránh các biến chứng có thể gây ra tình trạng tắc đường mật với cơ thể. Thăm khám và kiểm tra sức khỏe định kỳ ít nhất 1 lần/năm để phát hiện sớm bất thường ở đường mật.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020