Chuyên mục  


Bé gái 5 tuổi bị méo miệng, liệt mặt vì 1 thói quen ra đường mùa đông của bố mẹ

Gần đây, một bác sĩ tại tỉnh Ninh Thuận đã tiếp nhận trường hợp bé gái 5 tuổi bị liệt dây thần kinh số VII (liệt mặt), khiến bé bị méo miệng, không thể nhắm mắt khít như bình thường. Theo bác sĩ, nguyên nhân xuất phát từ thói quen thường thấy của nhiều phụ huynh: Cho trẻ ngồi phía trước xe máy khi ra đường vào mùa đông, không che chắn đủ ấm và không phòng tránh gió lạnh.

edit-capture-17351170001071737085340.png

Hình ảnh minh họa.

Cũng theo vị bác sĩ, trong những ngày thời tiết trở lạnh, phụ huynh tuyệt đối không nên cho trẻ nhỏ ngồi trước xe máy, thay vào đó cần cho bé ngồi phía sau và chắn gió cẩn thận. Đồng thời, để trẻ mặc ấm, khi ngủ tránh xa điều hoà, máy quạt. Ra ngoài cần mang khẩu trang dày, đội mũ. 

Bệnh liệt dây thần kinh số VII, trong Đông y gọi là "khẩu nhãn oa tà", có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Đặc biệt, trẻ nhỏ rất nhạy cảm với sự thay đổi thời tiết đột ngột. Các triệu chứng bệnh thường thấy là méo miệng, mắt không nhắm kín, mặt xệ hoặc cứng, súc miệng khó khăn và uống nước dễ bị trào ra ngoài. Nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh có thể để lại di chứng lâu dài, gây mất thẩm mỹ hoặc trở thành tật vĩnh viễn sau 2-3 năm.

Đáng lo ngại hơn, nhiều bậc phụ huynh khi phát hiện con có dấu hiệu méo miệng đã tự ý áp dụng các phương pháp điều trị chưa được kiểm chứng. Ví dụ như dùng máu lươn hoặc cho trẻ sử dụng vitamin 3B – một loại thuốc chống chỉ định với trẻ dưới 12 tuổi. Những cách chữa trị này không chỉ không hiệu quả mà còn tiềm ẩn nguy cơ gây hại nghiêm trọng.

Bác sĩ khuyến cáo, khi trẻ xuất hiện triệu chứng liệt mặt, phụ huynh cần đưa trẻ đến ngay bệnh viện hoặc phòng khám chuyên khoa để được tư vấn và điều trị đúng cách.

Bố mẹ cần làm gì để đảm bảo sức khỏe cho con trong những ngày lạnh?

  • so-cuu-dot-quy-sai-cach-17350141644941865322596-0-35-584-969-crop-17350141767021757951933.jpg

    Mạng xã hội xôn xao thông tin uống an cung ngưu hoàng hoàn chữa khỏi đột quỵ: BS nói đây mới là việc cần làm ngay khi có dấu hiệu

ThS.BS Phan Huy Quyết (Phụ trách đơn vị y dược cổ truyền, Trung tâm Y dược cổ truyền - phục hồi chức năng, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ) chia sẻ những lưu ý để phòng bệnh vào ngày lạnh: 

1. Giữ ấm đầu, mặt, cổ. 

2. Khi trời rét tránh mở cửa đột ngột để gió lạnh tạt vào mặt. 

3. Vào buổi tối hoặc ban đêm, không nên ngồi gần cửa sổ để tránh gió lùa. 

4. Khi trời lạnh, nên hạn chế ra ngoài vào buổi tối, nếu ra ngoài cần mặc ấm, quấn khăn, đội mũ, chơi trong thời gian ngắn. 

5. Khi cho trẻ đi đường xa phải che ấm hàm, đeo khẩu trang, không nên cho trẻ ngồi phía trước xe.

6. Khi tắm cho trẻ cần chú ý: Nên tắm cho trẻ sớm, tắm, rửa mặt, đánh răng bằng nước ấm.

123-1735116952620163229905.png

Hình ảnh minh họa.

Cha mẹ có thể chọn tắm cho trẻ vào một trong hai khoảng thời gian từ 9h30-10h30 buổi sáng, hoặc buổi chiều từ 13h-16h. Đối với trẻ lớn hơn không nên tắm muộn sau 18h. Cha mẹ tuyệt đối không nên tắm cho trẻ vào buổi sáng sớm hoặc chiều muộn vì có thể làm trẻ dễ bị cảm lạnh, ốm sốt… 

Đồng thời chú ý thời gian tắm gội cho bé chỉ khoảng 5-10 phút với trẻ lớn, và không quá 2-3 phút (với trẻ sơ sinh kể từ khi cho bé xuống nước đến lúc ra khỏi chậu).

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020