Chuyên mục  


Khi nuôi con, một trong những lo lắng lớn nhất của các bà mẹ là con gặp các vấn đề về tiêu hóa nói riêng và nhiễm bệnh nói chung do hệ miễn dịch yếu. Theo PGS.TS Nguyễn Thị Việt Hà, Trưởng khoa tiêu hóa, Bệnh viện Nhi Trung ương, những trẻ được nuôi bằng sữa mẹ sẽ ít gặp các vấn đề về tiêu hóa hơn trẻ được nuôi bằng sữa ngoài. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, việc nuôi con bằng sữa mẹ không hề dễ dàng với nhiều người.

Khảo sát Nuôi con bằng sữa mẹ trên VnExpress cuối tháng 11 đến đầu tháng 12/2024 cho thấy 45,5% các mẹ (trong tổng số 532 người tham gia) không thể cho con bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Báo cáo của UNICEF năm 2020-2021 cũng cho biết chỉ 45% trẻ em Việt Nam được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, 67% trẻ được tiếp tục bú mẹ đến 15 tháng tuổi và 23% trẻ được bú mẹ đến 2 tuổi. Những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ không được bú mẹ đầy đủ thường liên quan đến việc mẹ sinh mổ, mẹ sử dụng các thuốc đặc trị, mẹ vì hoàn cảnh phải đi làm sớm hay do yếu tố tâm lý sau sinh...

Khi không thể nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ, các mẹ buộc phải dùng các giải pháp hỗ trợ. Kết quả khảo sát của VnExpress cho thấy, giải pháp tốt cho tiêu hóa và giúp bé tăng cường miễn dịch là hai ưu tiên hàng đầu của các mẹ.

Kết quả khảo sát Nuôi con bằng sữa mẹ. Đồ họa: Chi Chi

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng HMO trong sữa mẹ là một "đại dưỡng chất" mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe hệ miễn dịch và hệ tiêu hóa của trẻ. Trước thực trạng các mẹ không thể cho con nguồn sữa mẹ với đầy đủ dưỡng chất, nhà sản xuất đã bổ sung HMO vào các sản phẩm cho bé để tăng sức khỏe tiêu hóa và sức đề kháng. Theo công bố của Vinamilk, lần đầu tiên tại Việt Nam, công thức sữa đã đạt được bước tiến lớn khi bổ sung tới 6 loại HMO, thành phần chiếm khoảng 58% tổng lượng HMO trong sữa mẹ. Công bố của ông lớn ngành sữa Việt khiến nhiều phụ huynh vui mừng vì có thêm lựa chọn cho con con. Bên cạnh đó, nhiều mẹ cũng không khỏi thắc mắc HMO cụ thể là gì, cơ chế hoạt động ra sao, hỗ trợ hệ tiêu hóa và miễn dịch của trẻ như thế nào...

Theo BS.CKII Nguyễn Bá Mỹ Nhi, Nguyên phó giám đốc phụ trách chuyên môn Bệnh viện Từ Dũ, Giám đốc Trung tâm Sản phụ khoa Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, HMO (Human Milk Oligosaccharides) là một loại dưỡng chất đa lượng có nhiều thứ ba trong sữa mẹ. Bản chất của HMO là "món ăn" khoái khẩu cho hệ vi sinh vật trong hệ tiêu hóa, giúp gia tăng lượng lợi khuẩn và hỗ trợ cân đối hệ vi sinh đường ruột. Một số nghiên cứu chỉ ra HMO hoạt động tích cực như một khiên chắn, đẩy lùi các mầm bệnh tấn công niêm mạc ruột, củng cố sửa chữa biểu mô ruột kết, làm giảm nguy cơ nhiễm trùng. Nhờ đó, hệ tiêu hóa của trẻ được củng cố, giúp bé dễ dàng hấp thu các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển trong những năm tháng đầu đời. Hệ tiêu hóa khỏe thì đề kháng và sức khỏe tổng quát của trẻ cũng được đảm bảo.

Bác sĩ Mỹ Nhi cho biết, những trẻ bú mẹ hoàn toàn thì không cần bổ sung HMO, vì dưỡng chất này đã có sẵn trong sữa mẹ. Với những trẻ không được bú mẹ hoàn toàn, việc bổ sung đa dạng HMO từ các nguồn dinh dưỡng khác có thể giúp bé nhận đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển miễn dịch và trí não.

BS.CKII Nguyễn Bá Mỹ Nhi. Ảnh: NVCC

TS.BS Lưu Thị Mỹ Thục, Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Nhi Trung ương, cho biết việc nghiên cứu và mô phỏng HMO trong sữa công thức là một quá trình vô cùng phức tạp. Trong sữa mẹ, có khoảng 200 loại HMO khác nhau, nhưng không phải loại nào cũng có thể đưa vào sữa công thức dành cho trẻ em. Với cải tiến công nghệ, lần đầu tiên Việt Nam đã có sữa công thức chứa 6 loại HMO, thành phần chiếm khoảng 58% tổng lượng HMO trong sữa mẹ (trước đó thị trường chỉ có 5 HMO - thành phần chiếm khoảng 48% tổng lượng HMO có trong sữa mẹ).

6 loại HMO, bao gồm DFL, 2′-FL, 3-FL, LNT, 3′-SL và 6′-SL, thuộc 3 nhóm HMO chính. Ngoài những lợi điểm chung cho sức khỏe, mỗi HMO mang lại những lợi ích riêng biệt. Nhóm Non-fucosylated HMOs (với đại diện LNT) có ưu thế nuôi dưỡng lợi khuẩn. Fucosylated HMOs (với đại diện 2'-FL, DFL, 3-FL) hỗ trợ bảo vệ sức khỏe hệ tiêu hóa. Nhóm Sialylated HMOs (với đại diện 3'-SL, 6'-SL) góp phần tăng sức đề kháng và chức năng não bộ.

Bác sĩ cho biết, kết hợp nhiều loại HMO trong công thức giúp tối ưu hóa lợi ích của từng loại HMO, đồng thời góp phần tạo ra sự tương hỗ và cộng hưởng. Qua đó giúp trẻ phát triển hệ tiêu hóa khỏe mạnh, hệ miễn dịch vững vàng, giảm nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn.

TS.BS Lưu Thị Mỹ Thục. Ảnh: Vinamilk

PGS.TS Nguyễn Thị Việt Hà tiếp tục khẳng định, sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Trường hợp mẹ không đủ sữa, mẹ bị bệnh hoặc phải dùng một số thuốc có thể ảnh hưởng đến chất lượng nguồn sữa mẹ, hoặc bé không thể bú mẹ, thì sữa công thức sẽ là nguồn bổ sung dưỡng chất phổ biến cho trẻ.

Bác sĩ khuyến cáo chọn thành phần "bắt chước" được tính ưu việt của chất đạm (tỷ lệ đạm Whey/casein), chất đường và chất béo. Ngoài ra, các thành phần khác giúp hỗ trợ tiêu hóa mẹ có thể lưu ý là nhóm prebiotic (bao gồm các HMO, các chất xơ hòa tan FOS/GOS) và nhóm probiotic (bao gồm lợi khuẩn BB-12 và LGG).

PGS.TS Nguyễn Thị Việt Hà. Ảnh: Vinamilk

Theo các chuyên gia, HMO đóng vai trò như chất xơ tự nhiên trong sữa, giúp nuôi dưỡng lợi khuẩn, cân bằng hệ vi sinh đường ruột và cải thiện khả năng tiêu hóa của trẻ. Chính vì thế, các sữa công thức đã nỗ lực để bổ sung nhiều nhóm HMO chính nhằm kéo gần khoảng cách với sữa mẹ.

Kim Anh

Là sản phẩm đầu tiên tại Việt Nam chứa đồng thời 6 loại HMO, sữa bột Optimum được nhiều mẹ Việt lựa chọn khi muốn cho con nền tảng tiêu hóa tốt, đề kháng khỏe. Bên cạnh 6 HMO, hai dòng sản phẩm Optimum Gold và Optimum Colos ra mắt với diện mạo mới và được cải tiến với thành phần lấy cảm hứng từ các dưỡng chất quan trọng chỉ có thể được tìm thấy trong sữa mẹ, bao gồm đạm whey giàu alpha-Lactalbumin với hàm lượng 2,2 g/l (tiệm cận hàm lượng 2-3 g/l trong sữa mẹ), các chất xơ hòa tan GOS, FOS cùng 2 tỷ lợi khuẩn BB -12 và LGG trong 100 gram bột). Tìm hiểu thêm về Optimum tại đây.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020