Chuyên mục  


Những loại thực phẩm khiến cơ thể "càng ăn càng đói"

Nhiều người, đặc biệt là người trẻ hiện nay thường chọn những thực phẩm siêu chế biến để tiết kiệm thời gian. Đồng thời, hương vị của những loại thực phẩm này cũng ngày càng phong phú đa dạng, mang đến cảm giác ngon miệng. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều những thực phẩm này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn khiến cơ thể rơi vào tình trạng "càng ăn càng đói".

Chuyên gia dinh dưỡng Chu Thụy Quân cho biết, loại thực phẩm này chứa ít vi chất dinh dưỡng mà cơ thể cần, cùng với đó các chất phụ gia cũng được thêm vào để gia tăng hương vị. Nếu sử dụng liên tục trong thời gian dài có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh, có thể dẫn đến việc "nghiện ăn".

Đồng thời, không chỉ đối với những thực phẩm siêu chế biến mà các loại bánh ngọt, đồ ăn vặt đóng gói sẵn chứa nhiều đường, đồ uống có ga, các loại ngũ cốc ăn sáng bọc đường... cũng nên hạn chế sử dụng.

photo-1-16954665102301294101959-1695520482580-16955204850081607120032.jpg

Chuyên gia dinh dưỡng cho biết, những thành phần hóa học có trong những thực phẩm này tồn tại trong cơ thể càng lâu càng ảnh hưởng đến não, tăng cảm giác thèm ăn của con người đối với những thực phẩm này. Mặt khác cũng khiến quá trình trao đổi chất suy giảm, tăng cân nhanh hơn.

Đặc biệt cần lưu ý tránh ăn những thực phầm chứa lượng đường tinh chế cao khi đói vì điều này sẽ khiến lượng đường trong máu tăng lên đột ngột, tuyến tụy phải tiết thêm một lượng lớn insulin để giải quyết phần đường bị tăng lên này, từ đó dẫn đến lượng đường trong máu giảm.

Khi lượng đường trong máu giảm, cơ thể sẽ càng cảm thấy đói nôn nao và lại muốn ăn thêm để tăng lượng đường trong máu. Vòng luẩn quẩn này sẽ lặp lại khiến bạn hấp thụ càng lúc càng nhiều thực phẩm chứa đường. Bởi vậy, trong cuộc sống nên lựa chọn những thực phẩm gia tăng cảm giác no, ít ăn ngọt để tránh biến động đường huyết.

photo-1-1695466741571533460322-1695520485939-16955204860602119157431.jpg

Chu Thụy Quân đã liệt kê một số loại thực phẩm được đánh giá có khả năng gây "nghiện" nếu ăn quá nhiều. Khuyến nghị mọi người nên kiểm soát lượng khi ăn để đảm bảo sức khỏe. Cụ thể:

1. Thực phẩm siêu chế biến, thực phẩm ăn liền

2. Các loại đồ ăn vặt lượng đường cao

3. Các loại thực phẩm đông lạnh, sử dụng bằng cách hâm lại bằng lò vi sóng

4. Nước ngọt có ga

5. Ngũ cốc ăn sáng bọc đường

3 mẹo nhỏ để kiểm soát lượng thức ăn

Chuyên gia dinh dưỡng cho biết, ngoài việc nên hạn chế hấp thụ những thực phẩm siêu chế biến cũng nên thay thế chúng bằng các loại thực phẩm tự nhiên, đặc biệt là rau xanh, hoa quả chứa nhiều vitamin và chất xơ hỗ trợ sức khỏe, tăng cường sức đề kháng cũng như tăng cảm giác no bụng.

Ngoài ra, cũng có thể áp dụng thêm những mẹo nhỏ sau để khống chế lượng thức ăn vừa đủ, lành mạnh nạp vào cơ thể như:

1. Dùng bát đĩa nhỏ

photo-1-16954668214611495000561-1695520486796-16955204870222105530903.jpg

Việc sử dụng các loại bát đĩa nhỏ đựng đồ ăn, cất phần thừa còn lại sẽ giống như một cách nhắc nhở bản thân ăn như vậy là đủ và tránh được tình trạng ăn quá nhiều, vượt tầm kiểm soát.

2. Đặt đồ ăn vặt ở nơi khó lấy

Tốt nhất nên đặt các loại đồ ăn vặt ở sâu trong ngăn tủ, khiến nơi thường xuyên hoạt động không còn sự xuất hiện của chúng. Việc không hoặc ít nhìn thấy đồ ăn vặt cũng sẽ giảm cảm giác thèm ăn, hạn chế việc tiêu thụ những thực phẩm không lành mạnh. Kể cả khi muốn ăn cũng khó lấy được và sẽ từ bỏ việc ăn.

Cùng với đó, mỗi khi ăn vặt, cũng nên chia sẻ với những người xung quanh để giảm đi phần nào lượng calo hấp thụ.

3. Tập trung khi ăn

Việc không tập trung khi ăn sẽ khiến cơ thể vô tình ăn nhiều hơn lượng cần thiết. Ví dụ như khi vừa ăn vừa xem phim hay việc dù đã ăn no nhưng vẫn tiếp tục ngồi nói chuyện cùng bạn bè, gia đình trên bàn ăn cũng sẽ "kích thích" bạn động đũa và tiếp tục ăn. Hơn nữa, khi sức tập trung bị phân tán sẽ khiến tín hiệu thông báo cơ thể đã no không thể truyền đến đại não và vô tình để bạn ăn nhiều hơn mức cần thiết.

Nguồn; CTWANT, Chinatimes

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020