Sinh ra trong gia đình có mẹ làm ngành y (mẹ là bác sĩ sản khoa), ngay từ nhỏ, BS Nguyễn Thanh Tuấn (chuyên khoa Răng Hàm Mặt, làm việc tại Hà Nội) đã thấm nhuần tư tưởng của một nghề y cao quý. Tuy nhiên, anh không phủ nhận, đó là một nghề rất khó khăn, vất vả.
Nhẹ tay chỉnh lại cặp kính cận, BS Tuấn cười tươi rồi để mặc tâm trí trở về với kí ức xưa cũ. Lý do lớn nhất khiến BS Tuấn chọn nghề này chính là anh thấy "nghề bác sĩ thật cao quý và ý nghĩa khi có thể chữa bệnh giúp đời, giúp người". Thế nên khi được khoác lên mình chiếc áo blouse, với BS Tuấn, đó là nỗi niềm vô cùng thiêng liêng!
Thành quả của sự nỗ lực học tập không ngừng nghỉ là tấm bằng bác sĩ chuyên khoa Răng Hàm Mặt tại Đại học Y Hà Nội - Cái nôi đào tạo ngành y thuộc top đầu cả nước.
PV: Trong ngành y thường có câu nói bệnh nhân chính là người thầy của bác sĩ. Sự "già dơ" trong nghề sẽ giúp cho bác sĩ ít mắc phải sai lầm. Là một bác sĩ trẻ, anh có từng mắc sai lầm nào chưa?
BS Nguyễn Thanh Tuấn: Đúng vậy, không có bệnh nhân thì cũng sẽ không có bác sĩ giỏi được. Mỗi một ca bệnh khi thực hiện sẽ giúp cho người bác sĩ tiến bộ lên từng ngày.
Từ giờ đến Tết, chị em cứ làm theo cách này đảm bảo răng trắng sáng, sẵn sàng nụ cười xinh
Về góc độ chuyên môn, mỗi một trường hợp lâm sàng khác nhau bác sĩ sẽ có cách tiếp cận, đưa ra các chẩn đoán khác nhau. Khi bác sĩ được điều trị cho nhiều bệnh nhân thì kinh nghiệm lâm sàng sẽ dần tốt lên, chuyên môn cũng sẽ tiến bộ theo từng năm tháng.
Trong nghề y, rất hiếm bác sĩ nào thành công mà chưa từng có những sai sót. Tôi đã dành nhiều thời gian quan sát, bắt tay vào làm, nghiên cứu và tự rút ra kinh nghiệm cho bản thân để hoàn thiện hơn tay nghề.
Những lần gặp khó khăn, sai sót hay những bài học vấp ngã của các đàn anh đi trước khiến tôi phải suy nghĩ, cũng có khi mất ăn, mất ngủ nhiều ngày để tìm ra lỗi ở đâu, cách giải quyết như thế nào. Đó là những bài học xương máu giúp tôi tránh sai lầm ở những bệnh nhân khác.
PV: Được biết, anh là một bác sĩ nha khoa rất "mát tay", ngoài những lời khen về một bác sĩ nhổ răng 8 không đau, bác sĩ răng sứ, thì nổi bật nhất còn là danh xưng "BS Tuấn Implant". Lý do nào khiến anh lại gắn bó với công việc tiểu phẫu như hiện nay? Kỉ niệm nào khiến anh nhớ nhất khi làm nghề?
BS Nguyễn Thanh Tuấn: Ngay từ ngày còn nhỏ tôi đã thích những công việc liên quan đến sự khéo léo của đôi bàn tay. Tôi thích vẽ, tự cắt tóc, tự sửa đồ đạc… nên rất thích những công việc đòi hỏi sự kiên nhẫn, tính tỉ mỉ. Công việc tiểu phẫu này đòi hỏi sự chỉn chu, tỉ mỉ gần như tuyệt đối, phù hợp với sở thích và khả năng" (cười).
Kỉ niệm khi làm nghề thì nhiều lắm, mỗi ca cắm Implant đều mang theo một câu chuyện, một nỗi niềm riêng. Tôi còn nhớ cách đây vài năm, có một bạn thanh niên do tai nạn giao thông mà bị dập nát tổ chức vùng mũi và mặt. Sau khi được cấp cứu qua cơn nguy kịch thì bạn tìm đến tôi. Bạn nói, ảnh hưởng di chứng tai nạn đã khiến bạn mất răng ở cả 2 hàm, ăn nhai rất khó khăn, chưa kể bạn cực kì tự ti trong giao tiếp.
Sau quá trình thăm khám và được "tái sinh" lại những chiếc răng đã mất, bạn nói: "Em đã cảm nhận được vị ngon, ngọt của thức ăn, đồng thời đã có cảm giác thích và thèm ăn. Giờ đây, em không còn mặc cảm khi đứng trước đám đông và có thể tự tin theo đuổi đam mê, tình yêu, công việc của mình".
Thực sự, bản thân tôi cũng thấy rất bất ngờ khi thấy kết quả của bệnh nhân sau khi tái khám. Sự tiến triển, hồi phục thần kỳ của bệnh nhân cùng 1 hàm răng hoàn thiện, đẹp đẽ, có thể ăn nhai tốt khiến tôi và cả bệnh nhân vừa hài lòng vừa vui sướng vô cùng.
Một case nữa mà tôi khá ấn tượng là trường hợp một bác lớn tuổi. Bác mất răng hầu như toàn hàm. Đã đến một số nơi nhưng đều từ chối nhận, một phần do case của bác khó, phần còn lại do bác đã lớn tuổi cùng với nhiều bệnh nền. Nhưng sau khi nghe bác tâm sự, việc mất răng nhiều năm khiến bác không ăn nhai được, thường xuyên đau nhức, cuộc sống dường như vô nghĩa khiến tôi rất trăn trở.
Sau khi cho bác chụp X-quang và khám tổng quát, đánh giá tình trạng xương hàm, khả năng tích hợp của Implant, tôi đã quyết định trồng lại cho bác một hàm răng mới.
Mừng thay, sau một thời gian điều trị và tái khám định kì, tuân thủ theo y lệnh của bác sĩ, hiện hàm răng của bác vẫn ăn nhai rất tốt dù đã được hơn 6 năm. Cuộc sống của bác trở nên vui vẻ và ý nghĩa hơn. Điều đó như tiếp thêm động lực, lòng tin giúp tôi tiếp tục công cuộc cứu chữa người bệnh và làm đẹp cho đời.
PV: Anh có biết trên mạng xã hội, anh nhận được mưa lời khen "bác sĩ có tâm", "bác sĩ mát tay nhất quả đất" không? Có phải do thường chịu áp lực vì những ca tiểu phẫu khó nên tính cách anh điềm đạm như vậy?
BS Nguyễn Thanh Tuấn: Chắc bệnh nhân ưu ái cho tôi đấy (BS Tuấn cười). Từ trước tới giờ, tôi luôn cố gắng tận tâm, hết mình với công việc. Ngoài ra, tính cách, giọng nói của tôi thường nhẹ nhàng, chậm rãi nên có thể vì vậy mà khi đi làm đã ghi được nhiều thiện cảm với bệnh nhân.
Tôi cũng luôn tâm niệm mỗi bệnh nhân là một khách hàng, nên ai tới khám, điều trị đều được chăm sóc một cách tốt nhất. Bất cứ bệnh nhân nhắn tin ngày hay đêm tôi đều sẵn sàng trả lời. Vì tôi nghĩ đơn giản khi mọi người đang cần tới mình mới nhắn tin, mình chỉ cần bớt chút thời gian trả lời sẽ khiến bệnh nhân an tâm phần nào.
Từ khi còn là sinh viên Đại học Y Hà Nội, những ngày tháng thực tập tôi đã cảm nhận được sự kỳ vọng của bệnh nhân đối với những người bác sĩ. Những ca điều trị thành công mang lại niềm vui và tự hào, nhưng cũng đi kèm với trách nhiệm nặng nề. Áp lực công việc là điều hiển nhiên, nhưng chính áp lực tâm lý mới là áp lực thầm lặng, luôn rình rập và đôi khi còn đáng sợ hơn cả những ca phẫu thuật khó khăn nhất.
Mỗi ngày, tôi tư vấn, thăm khám, điều trị với hàng chục ca bệnh, từ những ca đơn giản đến những ca phức tạp đòi hỏi kỹ thuật cao. Mỗi ca bệnh đều cần sự tập trung tuyệt đối và tỉ mỉ, bởi chỉ một sai sót nhỏ cũng có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên, giữa những áp lực ấy, tôi vẫn cảm thấy hạnh phúc và mãn nguyện. Niềm vui khi thấy nụ cười rạng rỡ của bệnh nhân sau mỗi ca điều trị thành công chính là động lực giúp tôi vượt qua mọi khó khăn và tiếp tục cống hiến cho nghề.
Một số hình ảnh hàm răng trước - sau cắm Implant được thực hiện bởi BS Nguyễn Thanh Tuấn.
PV: Anh có nghĩ đến lý do tại sao nhiều khách hàng tìm đến mình như thế không?
BS Nguyễn Thanh Tuấn: Ngoài hệ thống thiết bị tân tiến cũng như sử dụng nhiều dòng trụ nổi tiếng trên thế giới hiện nay, thì bên tôi có một điều rất khác biệt đó là hợp đồng điều trị cho từng khách hàng. Tôi đặc biệt chú ý theo dõi và chăm chút cho từng ca Implant mà mình cắm.
Quan điểm của tôi là đặt khách hàng lên hàng đầu, đề cao chữ tâm của người thầy thuốc chứ không chạy theo lợi nhuận về kinh doanh. Tất cả bệnh nhân đến thực hiện trồng răng Implant trước khi thực hiện cấy ghép răng thì đều sẽ được chụp CT Scanner 3D vùng xương hàm, xét nghiệm và kiểm tra tình trạng về sức khỏe cũng như lịch sử các bệnh lý nền của bệnh nhân.
Nếu bệnh nhân đảm bảo đủ điều kiện về tình trạng sức khỏe, tôi mới đồng ý làm cấy ghép Implant. Những trường hợp không đảm bảo vấn đề về tình trạng sức khỏe, thì tùy vào tình trạng thực tế của mỗi bệnh nhân mà sẽ đưa ra một số các phương án thực hiện điều trị phù hợp, chứ không phải là bệnh nhân nào cũng sẽ có thể tiến hành cấy ghép Implant được hết. Điều này, nhằm để giúp đảm bảo sức khỏe lâu dài cho bệnh nhân và tránh được các loại biến chứng có thể xảy ra nếu như sức khỏe bệnh nhân không được đảm bảo.
Điều quan trọng trong quá trình thực hiện tiểu phẫu tôi luôn tâm niệm làm sao để khách hàng có được một cơ cấu hàm khỏe, đáp ứng được chức năng vận động hàng ngày. Bộ máy nhai của con người không chỉ có mỗi hàm răng mà còn liên quan đến nhiều bộ phận khác nữa.
Sau khi phẫu thuật, bệnh nhân sẽ cần phải chờ đợi khoảng 3-6 tháng để Implant có thể tích hợp với xương hàm. Trong thời gian này, bác sĩ thường sẽ sát sao bệnh nhân trong các lần tái khám để đảm bảo bệnh nhân có một chế độ ăn uống và chăm sóc răng miệng đúng cách giúp quá trình hồi phục thành công.
PV: Được đồng nghiệp đánh giá cao bởi quá trình tự hoàn thiện tay nghề, ngoài việc thực hành nhiều thì anh có tham gia thêm những khóa học ngoài nữa không?
BS Nguyễn Thanh Tuấn: Tôi may mắn được nhiều bệnh nhân tin tưởng nên đây cũng là cơ hội để tôi thực hành và "cháy" hết mình với nghề. Thời gian rảnh, tôi tự đọc sách chuyên ngành và xem youtube để trực quan sinh động về những ca cắm Implant có độ khó cao, từ đó lấy kinh nghiệm cho chính mình trong quá trình làm nghề.
Ngoài ra, tôi cũng tham gia các khóa học nâng cao về phẫu thuật nâng xoang và ghép xương, phẫu thuật trong miệng, hàm mặt tại các bệnh viện lớn để học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm.
Tôi đang cố gắng sắp xếp thời gian để tham gia được các hội thảo chuyên môn về Implant trong và ngoài nước nhiều hơn, với mong muốn áp dụng những ứng dụng kỹ thuật trồng răng Implant mới nhất, góp phần giúp giảm thiểu những sai sót trên lâm sàng về vị trí, hướng, rút ngắn thời gian phẫu thuật, mang lại hiệu quả tối ưu cho người bệnh.