Chuyên mục  


20230427vitamin-k2-la-gi-3-17303365155581916201128.jpg

Vitamin K 2 rất tốt cho hệ xương khớp - Ảnh minh họa (nguồn Internet)

Ổn định sức khỏe, tránh bệnh tật

TS.BS. Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam cho biết, đảm bảo đầy đủ vitamin K, đặc biệt là vitamin K2 trong chế độ dinh dưỡng là vô cùng quan trọng mà nhiều người không biết.

Đủ vitamin K2 sẽ giúp bạn có một sức khỏe ổn định, hạn chế bệnh tật, và đặc biệt là trẻ trong độ tuổi phát triển, vitamin K2 là một yếu tố quan trọng giúp hình thành, xây dựng, phát triển và bảo vệ xương, tăng cường chiều cao của trẻ.

TS Sơn phân tích, vitamin K2 (một trong 3 loại vitamin K gồm K1, K2, K3) là nhóm các loại vitamin thường được gọi là menaquinones (viết tắt là MK), được tổng hợp và sản xuất ra bởi vi khuẩn đường ruột của các loại động vật có xương sống.

Các sản phẩm vitamin K2 từ động vật như thịt, trứng, sữa, và các sản phẩm lên men như pho mát, sữa chua... Vitamin K cần thiết cho hoạt động sinh học của các yếu tố đông máu. 

Không giống như vitamin A và D, vitamin K không được dự trữ trong cơ thể với lượng lớn. Vì lý do này, nếu chế độ ăn thiếu vitamin K trong vòng 1 tuần thì có thể sẽ bị thiếu vitamin K.

Biểu hiện chính của tình trạng thiếu vitamin là thời gian đông máu kéo dài, hậu quả là chứng chảy máu do thiếu vitamin K. Người có nguy cơ thiếu vitamin K là những người không có khả năng hấp thu lipid, sử dụng kháng sinh đường uống kéo dài.

PGS.TS Nguyễn Xuân Ninh, phó viện Trưởng, trưởng phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng Viện Y học ứng dụng Việt Nam cho biết, vitamin K2 có tác dụng phòng chống, hỗ trợ chức năng tim mạch; cải thiện mật độ xương; cải thiện chức năng não bộ; duy trì sức khỏe răng miệng và đặc biệt có thể giúp ngăn ngừa bệnh Alzheimer.

20230427vitamin-k2-la-gi-4-17303365155551458815912.jpg

Một số thực phẩm giàu vitamin K2 - Ảnh minh họa

Bổ sung từ trẻ, khỏe mạnh về già?

PGS Ninh cho biết, Alzheimer là dạng bệnh mất trí nhớ phổ biến nhất, chiếm khoảng 60-80% số ca mất trí nhớ. Khái niệm mất trí nhớ thường dùng để định nghĩa các bệnh tại não liên quan đến mất trí nhớ và suy giảm khả năng nhận thức.

Một số bằng chứng cho thấy vai trò của vitamin K2 trong sinh lý não thông qua sự tham gia của nó trong quá trình trao đổi chất sphingolipid và kích hoạt sinh học của protein phụ thuộc vitamin K2 - Gas6. 

Một giả thuyết cho rằng vitamin K2 có thể đóng một vai trò trong quá trình ngăn chặn hình thành bệnh Alzheimer.

Nghiên cứu cho thấy bệnh nhân mắc bệnh Alzheimer giai đoạn sớm đã tiêu thụ ít vitamin K2 hơn so với những người khác. 

Năm 2001, một nghiên cứu được thực hiện để xem xét ảnh hưởng của thiếu vitamin K2 đến bệnh Alzheimer và làm tăng tổn thương não liên quan đến bệnh tim mạch. Tỉ lệ mắc bệnh Alzheimer tăng theo tuổi tác và ở người mang gene kiểu apolipoprotein E4 (APOE4).

Thiếu vitamin K2, ảnh hưởng đến chức năng ngoài gan của vitamin, rất phổ biến ở những người lớn tuổi. Nồng độ vitamin K2 thấp hơn trong máu của người mang APOE4 so với người có các kiểu gen APOE khác. Bằng chứng là tích lũy vitamin K2 có chức năng quan trọng trong não, bao gồm việc điều chỉnh hoạt động sulfotransferase và hoạt động của Gas 6/Axl.

Nghiên cứu này đề xuất rằng thiếu vitamin K2 góp phần gây bệnh Alzheimer và việc bổ sung vitamin K2 có thể có tác dụng có lợi trong phòng ngừa hoặc điều trị bệnh Alzheimer. Vitamin K2 cũng có thể làm giảm tổn thương thần kinh liên quan đến bệnh tim mạch.

Một trong những chức năng chính của vitamin K2 là điều chỉnh lượng canxi trong xương và trong não. Trong một nghiên cứu của Đại học Bắc Carolina, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng những bệnh nhân có biểu hiện đau xương hông có nhiều khả năng có gen APOE4.

Nghiên cứu tiếp tục cho thấy những người có lượng vitamin K2 thấp đã bị rối loạn canxi trong não của họ và gây nên những ảnh hưởng nhất định đến não, bao gồm Alzheimer.

Sự vôi hóa và lắng đọng canxi ở thành mạch là yếu tố nguy cơ cho nhiều bệnh lý tim mạch nguy hiểm. Vì thế, bất cứ tác nhân nào có thể làm giảm quá trình lắng đọng canxi đều có vai trò phòng ngừa nhiều bệnh lý tim mạch. Vitamin K có tác dụng ngăn cản canxi lắng đọng bên trong lòng của động mạch.

Một nghiên cứu kéo dài 7 - 10 năm, những người bổ sung vitamin K2 với hàm lượng cao có nguy cơ xuất hiện các mảng vôi hóa động mạch thấp hơn 52% và nguy cơ tử vong do các bệnh lý tim mạch cũng giảm đi 57%. 

Một nghiên cứu khác tiến hành trên 16.057 phụ nữ cho thấy lượng vitamin K2 sử dụng mỗi ngày ở mức 10 microgram, nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch giảm đi 9%.

K2 có vai trò trung tâm trong quá trình chuyển hóa canxi, vi chất chính trong xương và răng của con người. Bảy thử nghiệm lâm sàng quan sát vấn đề gãy xương nhận ra rằng vitamin K2 có khả năng làm giảm gãy xương vùng cột sống khoảng 60%, gãy xương hông khoảng 77% và các loại gãy xương khác khoảng 81%.

Theo PGS Ninh, hình thành thói quen bổ sung và đảm bảo cung cấp đủ vitamin K2 cho cơ thể kể từ khi còn trẻ được cho là có thể dự phòng được bệnh Alzheimer khi lớn tuổi và các vấn đề sức khỏe khác liên quan đến xương, não bộ, tim mạch...

Việc bổ sung vitamin K2 giúp đưa canxi được hấp thụ đi chính xác vào xương để xương có đủ canxi nhằm phát triển xương tối đa và hạn chế tồn đọng tại các mô và cơ quan khác.

20230427vitamin-k2-la-gi-2-17303365155512032459647.png

Hàm lượng vitamin K2 trong thực phẩm

Tốt nhất nên bổ sung vitamin K2 trực tiếp từ chế độ ăn của mình. Nguồn thức ăn từ động vật giàu vitamin K2 bao gồm các sản phẩm từ sữa có thành phần chất béo cao từ bò, lòng đỏ trứng, gan động vật...

Ngoài ra, vitamin K2 cũng có nhiều trong dầu đậu nành, dâu tây, đậu xanh, sữa nguyên kem, các thực phẩm lên men...

Khi bổ sung vitamin K bằng thuốc nên báo cho bác sĩ khi có tiền sử mắc các bệnh về máu, bệnh gan hay bệnh ở túi mật, bệnh đái tháo đường, bệnh về thận...

Phụ nữ có thai và đang cho con bú dùng Vitamin K là không hoàn toàn an toàn. Vì vậy những chỉ nên dùng Vitamin K khi có sự hướng dẫn của các chuyên gia y tế.

Trước khi sử dụng thuốc, bạn nên đọc thành phần thuốc để xem bạn có dị ứng với thành phần của thuốc hay không. Nếu bị dị ứng khi dùng thuốc nên dừng lại và đến thăm khám ngay trung tâm y tế gần nhà.

Một số tác dụng phụ có thể gặp phải sau khi sử dụng thuốc như: chán ăn, giảm vận động, khó thở, sưng phù gan, mắt hoặc da bị vàng, khó nuốt, thở không đều, phát ban da, khó thở,...

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020