Uống trà xanh lúc đói
Trà xanh chứa các hợp chất tannin và catechin có tính axit nhẹ. Khi uống lúc đói, những hợp chất này có thể làm tăng nồng độ axit trong dạ dày, gây ra cảm giác khó chịu, buồn nôn. Trong trường hợp nặng, những hợp chất này có thể dẫn đến viêm loét dạ dày hoặc trào ngược axit.
Đồng thời, trong thành phần của trà xanh có chứa chất caffeine trong trà xanh có thể kích thích hệ tiêu hóa, gây cảm giác buồn nôn nếu dạ dày trống rỗng. Đặc biệt, một số người nhạy cảm với caffeine sẽ gặp triệu chứng này thường xuyên hơn. Đồng thời, trà xanh có thể làm giảm mức đường huyết, gây mệt mỏi, chóng mặt, hoặc thậm chí ngất xỉu.
Những sai lầm khi uống trà xanh
Uống trà ngay sau bữa ăn
Trà xanh chứa nhiều tannin, một chất có khả năng kết hợp với sắt không heme (loại sắt có trong thực vật), làm giảm khả năng hấp thụ sắt vào máu. Điều này có thể dẫn đến tình trạng thiếu sắt, đặc biệt nguy hiểm đối với những người có nguy cơ thiếu máu hoặc phụ nữ mang thai.
Không chỉ sắt, các hợp chất tannin và catechin trong trà xanh còn có thể ảnh hưởng đến việc hấp thụ các khoáng chất khác như canxi và magiê. Uống trà ngay sau bữa ăn có thể làm giảm hiệu quả của các dưỡng chất từ thức ăn.
Uống bất kỳ loại chất lỏng nào, bao gồm trà xanh, ngay sau khi ăn có thể làm loãng dịch tiêu hóa trong dạ dày, làm giảm khả năng tiêu hóa thức ăn một cách hiệu quả. Kết quả là cơ thể có thể mất nhiều thời gian hơn để tiêu hóa hoàn toàn thức ăn.
Sai lầm khi uống trà xanh
Uống trà xanh quá muộn trong ngày
Trà xanh chứa caffeine, nếu uống vào buổi tối, đặc biệt là trước khi đi ngủ, có thể gây mất ngủ, khó chịu. Thời điểm tốt nhất để uống trà là vào buổi sáng hoặc đầu giờ chiều.
Khi uống trà xanh đúng cách, bạn sẽ tận dụng được hết những lợi ích trà mang lại cho sức khỏe. Chính vì vậy, bạn không nên uông nước trà xanh quá muộn kẻo gây khó ngủ ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn. Bởi vì khi giấc ngủ không đảm bảo sẽ gây hại cho bạn.