Chuyên mục  


Mối tình đầu với hoa hồng

Từ nhỏ, chị Nguyễn Xuân Bình (47 tuổi, hiện ở Mỹ) đã rất thích trồng hoa. Tuy nhiên, hoàn cảnh gia đình không cho phép chị thực hiện mơ ước.

Năm 15 tuổi, chị Bình sang Mỹ định cư. Sau đó, chị kết hôn với anh Trầm Vĩnh Phúc (SN 1974). Hai vợ chồng sống tại Seattle, bang Washington.

Vì cuộc sống mưu sinh, chị phải làm 3 công việc trong một ngày. Ước mơ trồng một vườn hoa cứ thế trôi vào quên lãng.

anh-33-vuon-hong-o-my-17038-1726883816616-1726883816848682247696.jpg
anh-30-vuon-hong-o-my-17039-1726883819690-1726883819883428209409.jpg
Khu đất trước và sau khi được cải tạo thành vườn hồng ngát hương

Không trồng được hoa, chị Bình tìm đến các hội nhóm làm vườn trên mạng để ngắm thỏa thích. Một ngày, chị bắt gặp hình ảnh cổng hoa hồng Pretty in Pink Eden (hoa hồng leo) ở vườn của một thành viên.

“Lúc đó, tim tôi rung động như cô gái mới lớn lần đầu biết yêu. Hồng Eden chính là mối tình đầu của tôi với hoa hồng”, chị hào hứng chia sẻ.

Chị ngắm hết vườn này đến vườn khác. Giấc mơ có một vườn hồng với cổng phủ đầy hoa lại ùa về.

anh-10-vuon-hong-o-my-17040-1726883821090-1726883821251169929173.jpg

Chị Bình đặc biệt thích hoa hồng leo Eden

Khi đại dịch Covid-19 ập đến, những bộn bề mưu sinh tạm gác, chị có thời gian sống chậm. Chị tâm sự với chồng về khu vườn trong mơ với đủ loại hồng khoe sắc. Anh Phúc ủng hộ và động viên chị thực hiện.

Chị liên hệ một vài nơi chuyên thiết kế và làm vườn. Tuy nhiên, chi phí hoàn thiện một khu vườn quá cao, từ 30.000 - 50.000 USD (738 triệu - hơn 1,2 tỷ đồng).

Vậy là, chị tự mày mò thiết kế vườn hồng , rồi cùng chồng thực hiện.

Năm 2021, chị Bình bắt đầu đặt cây giống. Ở Mỹ, việc mua cây rất khó, giống cây chính hãng phải đặt trước mấy tháng đến 1 năm. Trong lúc chờ cây giống, chị tranh thủ học hỏi thêm kinh nghiệm trồng.

Năm 2022, chị nhận được cây giống và bắt tay hoàn thiện “thiên đường hoa hồng”.

Khâu cải tạo khu đất hoang cạnh nhà do anh Phúc chịu trách nhiệm chính. Dù công việc bận rộn nhưng mỗi ngày, anh dành khoảng 3 - 4 giờ cuốc đất, đào lỗ, dựng nhà kính, xây cổng,…

“Anh không làm vườn một mình. Tôi cùng anh đào các hố sâu, lấy đá bên dưới rồi thay bằng đất tơi xốp. Các con giúp chúng tôi sơn gỗ, tưới cây, làm cỏ,… Khu vườn gắn kết cả nhà, cùng nhau làm việc và hưởng thụ”, chị Bình cho biết.

anh-17-vuon-hong-o-my-17041-1726883821978-1726883822109978303432.jpg
anh-8-vuon-hong-o-my-17042-1726883822830-1726883822890443666850.jpg
Cả nhà chị Bình cùng làm vườn

Thời tiết ở Seattle rất khắc nghiệt, mùa đông kéo dài 4 tháng. Nhưng môi trường này lại thích hợp để trồng hoa hồng. Vào thu, chị Bình thay đất, bón phân cho hồng trong chậu. Mùa đông, cây rụng hết lá và ngủ đông.

Hoa hồng rất nhạy cảm, dễ bị bệnh phấn trắng, đốm lá và các loại côn trùng tấn công. Vì vậy, chị thường xuyên xịt dầu dưỡng, tưới phân cá và phân rong biển cho cây.

Anh Phúc và các con còn rủ nhau xây cổng hoa cho chị Bình. Hiện tại, hoa hồng đã phủ hơn nửa cổng. Chị nhẩm tính khoảng 1 - 2 năm nữa, hoa sẽ giăng kín.

Để dưỡng cây nhiệt đới (khế, ổi, cóc, tắc, sơ ri,…) vào mùa đông, anh Phúc xây thêm nhà kính. Nhờ vậy, chị Bình có được một khu vườn nho nhỏ, thư giãn vào mùa đông u ám.

Chăm hồng như nuôi con

anh-31-vuon-hong-o-my-17043-1726883823396-172688382347650053367.jpg
anh-32-vuon-hong-o-my-17044-1726883824491-17268838247121316630925.jpg

Căn nhà được hoa hồng phủ kín

Chị Bình làm chủ trường dạy lái xe và cấp bằng lái cho người Việt Nam ở Mỹ. Ngoài ra, chị còn làm thêm ở lĩnh vực bất động sản.

Làm nhiều việc trong thời gian hạn hẹp, chị Bình thường đối mặt với căng thẳng. Lúc bế tắc, chị thích ra vườn cuốc đất. Nó giúp chị thư giãn, suy nghĩ tích cực và sáng suốt hơn.

Sau giờ làm, chị về đến nhà liền vội ra vườn tỉa cây, rồi mới vào bếp nấu ăn. Dùng bữa xong, các con phụ dọn dẹp, còn chị tiếp tục ra vườn. Có ngày, chị ở ngoài vườn chong đèn bắt sâu, xịt dưỡng cho cây đến nửa đêm.

anh-5-vuon-hong-o-my-17045-1726883825486-172688382563470526046.jpg

Gia đình chị Bình dùng cơm ở vườn hồng

Chị Bình mê hoa như mê con, chăm hoa chẳng khác gì nuôi con, tỉ mẩn cả ngày không thấy chán. Từ khi có khu vườn, chị chẳng màng đi chơi xa, chỉ quanh quẩn ở nhà. Chồng con thấy chị vui thì ở nhà cũng thích.

Dù đang trong quá trình hoàn thiện nhưng khu vườn của chị Bình hiện đã có trên 300 giống hoa hồng khác nhau.

Cả nhà chị thường ngồi ăn cùng nhau ngoài vườn. Có lúc, anh Phúc nướng thịt, các con đọc sách, còn chị chăm hoa.

anh-14-vuon-hong-o-my-17046-1726883826249-17268838263481924214303.jpg
anh-24-vuon-hong-o-my-17048-1726883827088-17268838271711564372906.jpg

Chị Bình thường hẹn các bạn đến vườn hồng thưởng thức trà chiều, ngắm hoa

Chị Bình kể: “Suốt mùa hè này, gia đình tôi hay ra vườn ngắm hoa và thưởng thức cơm chiều bên những cành hồng thơm ngát. Khu vườn trở thành địa điểm lý tưởng để tôi tụ tập, hẹn hò bạn bè uống trà chiều. Chị em xúng xính váy áo đọ sắc, chụp ảnh cùng hoa”.

Bạn bè chị thường trêu anh Phúc chiều vợ, tặng cả vườn hồng và một căn nhà kính. Họ hỏi anh có thấy vất vả hay không. Anh trả lời: “Happy wife, happy life” (Vợ vui vẻ, gia đình hạnh phúc - tạm dịch).

anh-2-vuon-hong-o-my-17049-1726883827713-17268838277961306366890.jpg

Chị Bình tìm được bình yên mỗi khi vào vườn ngắm hoa

Chị Bình cũng thường dò hỏi, anh là một kỹ sư phần mềm mà phải làm những việc nặng nhọc thì anh có thấy cực khổ không.

Anh Phúc nhìn vợ trìu mến và bảo: “Chỉ cần em vui và hạnh phúc, anh thấy những việc làm của mình 'worth it' (đáng giá - tạm dịch), rất xứng đáng”.

Nghe anh nói, chị nghĩ mình là người phụ nữ hạnh phúc nhất đời. Bởi, chị có một người yêu chị chân tình, vì chị mà cố gắng, phấn đấu và vượt khó.

cuu-tro-bao-lu-172673418713023183563-34-0-633-959-crop-1726734196376253077931.jpgNam MC bán kim cương cứu trợ bão lũ sở hữu những cơ ngơi nào?

GĐXH - Nhiều năm qua, MC Đại Nghĩa thường xuyên làm từ thiện, đóng góp giá trị tốt đẹp cho cộng đồng. Nam MC đang sống trong căn biệt thự 4 tầng thiết kế theo lối kiến trúc châu Âu cổ điển tại TP HCM.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020