Chuyên mục  


Trường mầm non The Sunflower được thiết kế tối ưu hóa không gian chức năng học và hoạt động thể chất nhằm giải quyết hạn chế về quỹ đất xây dựng.

Thông tin công trình

  • Thiết kế: Sunjin Vietnam Joinventure Company
  • Diện tích: 2500 m²
  • Năm: 2020
  • Nhiếp ảnh: Nguyen Duong

Trong những năm gần đây, tại các khu vực trung tâm thủ đô Hà Nội, với mật độ xây dựng dày đặc, quỹ đất xây sử dụng cho các cơ sở giáo dục ngày càng hạn hẹp. Ngoài ra, có rất nhiều khu đất với hình dạng méo mó gây khó khăn trong việc thiết kế. Do đó, tổ chức không gian đồng bộ nhằm tối ưu hóa các khu vực chức năng cho việc học và hoạt động thể chất của trẻ nhỏ luôn là một thách thức lớn trong thiết kế trường học.

Khu đất xây dựng trường mầm non The Sunflower có hình dạng là một tứ giác méo, hẹp và ba mặt bị chắn bởi những tòa nhà cao tầng. Với ý tưởng tối ưu hóa không gian chức năng học và hoạt động thể chất, các kiến trúc sư đã thiết kế khối trung tâm dài với các phòng học và khu vực hành chính. Khối học có trục chính hướng Nam đảm bảo tối đa khả năng tận dụng chiếu sáng tự nhiên và tổ chức vi khí hậu. Tất cả phòng đều có hình vuông nhằm giảm khoảng cách từ không gian chính tới các công trình phụ như nhà vệ sinh, kho vải, sân trong… và đồng thời giúp giáo viên có thể bao quát lớp học dễ dàng hơn, có thể nhanh chóng xử lý khi có bất kỳ vấn đề nào xảy ra với trẻ nhỏ.

Giải pháp này còn giúp không gian nội thất trở nên linh hoạt hơn, dễ dàng thay đổi tùy theo mục đích sử dụng, đặc biệt có thể chuyển giữa các không gian học tập và hoạt động thể chất trong nhà. Giáo viên có thể di chuyển nội thất phòng học vào các góc phòng khi muốn có không gian trung tâm để sử dụng là nơi ăn trưa hay các hoạt động giao tiếp xã hội vào các thời điểm trong ngày.

Ở giữa hai phòng học được thiết kế một ban công với diện kính lớn kết nối vào không gian bên trong , Điều này giúp các phòng học tận dụng được ánh sáng và thông gió tự nhiên một cách tối đa, giảm thiểu năng lượng nhân tạo, đồng thời có tác động tốt tới thị giác của trẻ nhỏ. Khu vực ban công còn tạo nên sự kết nối giữa các lớp học, khuyến khích sự tương tác, giao tiếp của trẻ em.

Với yêu cầu tăng các không gian vui chơi và hoạt động thể chất cho trẻ em, các kiến trúc sư đã thiết kế một “Tòa nhà động” với kết cấu hình xoắn ốc thu nhỏ dần ở phía trên và một lõi xanh trung tâm. Về mặt thẩm mỹ, “Tòa nhà động” đã trở thành điểm nhấn thu hút trong tổng thể công trình trường học, đồng thời tạo nên một kết cấu cầu, giúp kết nối các lớp học chính với không gian vui chơi.

Hành lang có tổng chiều dài 50m với độ dốc thích hợp (có tác dụng định hướng tuyến giao thông), với lan can bảo vệ và màu sắc rực rỡ bắt mắt ở mỗi tầng như một không gian chuyển tiếp kết nối trẻ nhỏ từ lớp học đến không gian vui chơi và hoạt động thể chất. “Tòa nhà động” đã tăng diện tích vui chơi của trẻ em lên ba lần, đồng thời tạo lớp không gian đệm tại các hành lang kết nối nhằm tối ưu sự tương tác vận động của trẻ nhỏ.

Bên cạnh giải pháp không gian, không gian nội thất “Tòa nhà động” được ứng dụng đa dạng các loại vật liệu như lớp thảm cao su trên sàn giúp chống trơn trượt, các màu sắc trang trí sặc sỡ, ánh sáng và thiết bị thông gió. Điều này đã tăng tính hiệu quả trong quá trình khám phá không gian của trẻ nhỏ, đáp ứng cả nhu cầu tương tác vận động và học thể chất tại trường mầm non.

Xem thêm hình ảnh tại đây:

Biên dịch | Ngọc Anh (Nguồn: Archdaily)

XEM THÊM:

  • Trường Mầm non và Tiểu học Dạ Hợp | Văn phòng Kiến trúc 1+1>2
  • KIENTRUC O | Trường Mầm Non TTC Elite Sài Gòn
  • Trường mầm non TTC Elite Bến Tre | KIENTRUC O
  • Trường học cho trẻ em cần được thiết kế tốt hơn?

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020