Thông tin dự án:
- Thiết kế nội thất: Waterfrom Design.
- Địa điểm: Thành phố Tế Nam, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc.
- Diện tích: 2800 m2.
- Năm hoàn thành: 2018.
- Ảnh: Yuchen Chao.
Tế Nam được biết đến là “Thành phố mùa xuân” bởi nguồn suối tự nhiên từ thời cổ đại. Cảnh quan hồ và nước là chất dinh dưỡng cũng như nguồn văn hóa phong phú của thành phố.
Ý tưởng thiết kế lấy lò xo để hình thành không gian, gợi lại tư thế chảy của nước qua kẽ đá. Việc đưa hình ảnh của nước vào trong thiết kế bắt nguồn từ khái niệm bảo tàng. Mục đích là để không gian được tạo ra không chỉ nhằm hiển thị các vật thể. Đồng thời mang đến một sự thưởng thức thuần túy về sức mạnh kiến trúc và cảm giác thẩm mỹ.
Quy mô đặc biệt và phương pháp thị giác làm cho các trải nghiệm trực quan được đan xen vào nét văn hóa độc đáo. Đồng thời tạo nên ý nghĩa sâu sắc hơn.
Nuôi dưỡng thành phố bằng dòng suối và nước nuôi dưỡng trái tim.
Các kiến trúc sư chọn “thủy” là cốt lõi, nhưng không đặt ra cụ thể thành hồ hay thác nước. Thay vào đó, họ trích xuất “ý nghĩa” siêu hình, cộng hưởng với trực giác. Không gian được lấp đầy bởi các năng lượng tự nhiên, trồi chảy và tĩnh lặng. Tương tự như khi đối mặt với sự vô hạn của tự nhiên, chúng ta nhỏ bé và sẽ vô tình thả chậm hơi thở bản thân.
Thiết kế kiến trúc thưởng sử dụng các đường thẳng ngang dọc để chia cắt và phân bố không gian. Tuy nhiên, trong trường hợp này các đường cong nhẹ nhàng đóng vai trò đóng vai trò là ý tưởng thiết kế chính. Nó tạo ra một môi trường không tồn tại những góc quá gắt. Khi dó, các đường nét có tính nhịp điệu, mang đến cho người xem cảm giác khác lạ.
Một kiến trúc với các thuộc tính như thế trông giống một tác phẩm điêu khác khổng lồ. Nó định hình mối quan hệ không gian giữa nội ngoại thất và cảm quan thời gian cho người xem. Môi trường là một vấn đề lớn trong việc làm thế nào mở rộng mô hình thành không gian bốn chiều.
Một chiếc thang uốn cong được xây dựng trong hội trường cao 14.5m tạo cảm giác phân chia không gian. Các kiến trúc sư thay những bậc thang sắc cạnh bằng một con dốc thoải. Đầu tiên, việc này nhằm phá vỡ ranh giới phân chia cứng nhắc giữa các tầng truyền thống. Tiếp theo là loại bỏ các góc làm gián đoạn tầm nhìn. Điều này tương tự như trải nghiệm tham dự triễn lãm tại bảo tàng Guggenhein, New York. Bề mặt tường bao quanh của bảo tàng như một cảnh quan hình dải. Người xem có thể đi bộ hoặc tạm dừng trên mặt nghiêng nhẹ dễ dàng và tận hưởng cảm giác an bình khi đi dạo.
Đắm mình trong độ cong được đánh bóng bởi tự nhiên.
Với sự nối tiếp trôi chảy, các bức tường và đường hành lang được cấu tạo từ đường và mặt cong. Chúng trông vô tình nhưng đều có chủ đích, đơn giản và gọn gàng. Các đường cong và mặt cong này có thể chồng lên nhau, hoặc cuốn và gấp lại với nhau. Điều này tương tự các hang động tự nhiên được mài, đánh bóng bởi nước trong hàng trăm năm.
Các đường nét sống động trong công trình được cấu tạo bởi sự tiến và lùi của các bề mặt và khu chức năng khác nhau. Nó giống như nhưng ngọn sóng và động suối vô hình, tồn tại âm thầm và liên kết với nhau. Mỗi đợt nhấp nhô và uốn cong sẽ dẫn tầm nhìn đến làn sóng của một bề mặt cong hoặc chiều không gian khác.
Hướng di chuyển của các bức tường tương tự tác phẩm của nhà điêu khắc ngưới Ý. Umberto Boccioni luôn cố ý kéo dài sức sống và sự động đáo thông qua việc tự mô hình hóa. Giữa một trường ngôn ngữ như vậy, người ta có thể cảm nhận một động lực thúc đẩy từ dạng tĩnh. Tương tự việc đặt chân vào một tòa nhà đang xoắc, biến dạng, phân liệt, chuyển động trong khoảnh khắc cuối cùng.
Các kiến trúc sư cố gắng tích hợp thế giới vật chất và tinh thần qua mô hình không gian. Mục đích nhằm cho phép người xem hòa mình vào nó theo thời gian. Do đó, công trình tạo ra sự thay đổi về cảm xúc và suy nghĩ cùng với không gian.
Các bức tường trông giống những viên đá được kéo dài theo phương ngang và phân lớp. Điều này gợi về hình ảnh hồ nước tĩnh lặng. Những chất liệu tự nhiên như đá, sỏi và hồ được diễn giải thông qua bề mặt vật liệu chi tiết hơn. Và các đường thẳng, lạnh và cứng đại diện cho sự suy yếu của công việc thủ công. Điều này một lần nữa lặp lại với các đường nét chuyển động hữu cơ trong kết cấu công trình. Mục đích là kéo dài sự trải nhiệm tồn tại vượt ngoài cuộc sống tẻ nhạt hàng ngày.
Nghệ thuật sử dụng ánh sáng
Trong một không gian như vậy, ánh sáng không thể trực diện hoặc rõ ràng sắc nét. Thiết kế tạo ra sự thay đổi độ sáng trên bề mặt cong từ sự chuyển động của ánh sáng ban ngày qua cửa sổ.
Bóng tối của bề mặt tường và quầng sáng trông như ánh sáng lấp lánh của sóng nước trên vòm các hang động. Nó phác thảo sự đồng bộ của không gian và tốc độ thay đổi. Tương tự Nude Descending a Staircase, No.2, một tác phẩm hiện đại nổi tiếng của Marcel Duchamp. Bức tranh đã sử dụng trạng thái tĩnh di chuyển liên tục để biểu thị sự chuyển động và nắm bắt thời gian.
Giữa một không gian như vậy, người xem bị rung động bởi kết cấu. Đồng thời, cảm nhận không gian có thể hiện thị sự vô tận vượt qua bề mặt, sức mạnh của sự chuyển động. Cuối cùng là mang về chất dinh dưỡng nuôi dưỡng bản thân từng chút một.
Theo Archdaily
BD: PC | kienviet.net