Chuyên mục  


* Bài viết ghi theo lời kể của Minh Lan, 34 tuổi ở Đà Nẵng.

Mức lương 15 triệu tuy không phải là nhỏ nhưng cũng chẳng phải là thu nhập quá lớn. Đặc biệt, với những gia đình sống ở thành phố lớn và có con nhỏ thì thu nhập này không phải con số quá nhiều.

Minh Lan - một bà mẹ đơn thân và có hai con nhỏ ở Đà Nẵng đã có mức thu nhập này gần 10 năm kể từ khi bắt đầu đi làm. Thời gian đầu khi chưa có gia đình và sinh con, cô cảm thấy đây là mức thu nhập trong mơ nhưng khi có con nhỏ thì mọi chi phí cứ như thể rủ nhau tăng lên đều đều và không có dấu hiệu dừng lại.

mum-7344070640-17271440609882099864932.jpg

Sau khi sinh nở lần đầu, Minh Lan gần như không tiết kiệm được bất kỳ một đồng nào. Ròng rã suốt 3 năm như vậy cho đến khi sinh nở lần thứ hai, mọi thứ càng không có gì khởi sắc hơn.

Nhưng cách đây 6 năm, Minh Lan nhận ra không thể sống chung với ông bà ngoại mãi được, nhất là em trai cô đã đến tuổi có thể sẽ lập gia đình bất kỳ lúc nào. Khi ấy, cô bắt buộc phải ngồi xuống để hoạch định mua nhà cho 3 mẹ con.

Căn nhà mà Minh Lan nhắm tới là căn chung cư của dì cô, thời điểm đó, dì cô đang cho thuê căn nhà đó với thời gian 5 năm. Được sự hỗ trợ về giá nhà của dì, Lan quyết định lên kế hoạch làm sao để có thể mua nhà trong vòng 5 năm, đúng bằng khoảng thời gian dì cô kết thúc hợp đồng thuê nhà với người đang thuê.

Đây là chi tiết kế hoạch 5 năm mua nhà với mức lương 15 triệu và vẫn đang phải nuôi con nhỏ của bà mẹ trẻ Minh Lan.

Xác định mục tiêu và khoản chi phí đặt cọc

Phải nói rẳng bước đầu tiên trong kế hoạch 5 năm mua nhà của Minh Lan là bắt đầu từ việc dì cô đồng ý hỗ trợ phần nào và bán cho cô căn hộ dì đang cho thuê sau 5 năm nữa với giá 1 tỷ. Chính vì có sẵn mục tiêu này mà Lan mới quyết tâm đặt ra kế hoạch cụ thể để có thể mua được căn nhà đó. 

Tuy nhiên, Lan biết rõ mình không thể có được 1 tỷ chỉ sau 5 năm, bởi vậy cô đã tính đến việc đặt cọc trước căn nhà và tiếp tục vay thế chấp ngân hàng khoản tiền còn lại.

Số tiền Lan phải cọc cho dì cô là 200 triệu. Như vậy trong vòng 5 năm tới, cô bắt buộc phải tiết kiệm đủ ít nhất 200 triệu với mức lương 15 triệu/tháng và vẫn phải lo mọi chi phí sinh hoạt hằng ngày cho bản thân và hai con nhỏ.

twokids1262647388624d830e3c9b8-17271441956501346220936.jpg

Tính toán số tiền tiết kiệm hàng tháng

Để có 200 triệu trong 5 năm, Lan đã chia tổng số tiền cho số tháng (60 tháng). Như vậy, mỗi tháng cô cần dành ra khoảng 3.33 triệu đồng để tiết kiệm.

Để đề phòng những vấn đề có thể phát sinh, Lan quyết định đã tiết kiệm 4 triệu mỗi tháng trong suốt 5 năm.

Mặc dù đã được dì hỗ trợ và cam đoan không tăng giá nhà nhưng Lan vẫn tính đến những việc bất chợt như cô không thể vay được quá nhiều tiền từ ngân hàng hoặc vào thời điểm đó lãi suất ngân hàng quá cao.

Sau 5 năm 5 tháng số tiền Lan tiết kiệm được ở khoản này là 260 triệu.

Lập ngân sách và tối ưu chi tiêu

2jpeg-64634eef83a64-17271442647391290457076.jpg

Sau khi xác định được số tiền phải tiết kiệm mỗi tháng thì cô phải tiến hành hoạch định chi tiêu làm sao để 3 mẹ con có thể chi phí trong 11 triệu hàng tháng.

Ở đây cô áp dụng nguyên tắc 3 chiếc ví bao gồm ví cố định, ví cho con cái và ví phát sinh. Với cách này, cô hoàn toàn có thể kiểm soát được số tiền và mục đích sử dụng tiền của mình.

Từ đó, việc duy trì sinh hoạt phí và chăm sóc 2 con nhỏ của cô không quá khó để có thể gói gọn trong 11 triệu.

Lựa chọn buôn bán thêm dưới hình thức cộng tác viên

Công việc văn phòng khiến Lan bận bù đầu suốt 8 tiếng giờ hành chính, tuy nhiên sau khi về nhà Lan lại khá rảnh rỗi. Từ sự rảnh rỗi này Lan quyết định buôn bán thêm những mặt hàng nhỏ.

Tuy nhiên, Lan không muốn và cũng không dám mạo hiểm đầu tư. Cô lựa chọn làm cộng tác viên cho một cửa hàng bán thực phẩm hải sản gần nhà. Việc của Lan là đăng bài trên các nhóm trên mạng xã hội và chính hội chợ online của công ty nơi cô làm việc.

Không phải bỏ vốn, tuy phải mất khá nhiều công sức giao hàng và đăng bài nhưng bù lại việc làm cộng tác viên này đã giúp cô kiếm được trung bình khoảng 3 triệu/tháng.

Sau 5 năm 5 tháng, số tiền Lan tiết kiệm được ở khoản này là 200 triệu.

Tiết kiệm từ các khoản thụ động

photo-2-17132686617351810914146-172714434393034732842.jpg

Lương tháng thứ 13, thưởng Tết, khoản nhỏ đến từ tiền mừng tuổi hoặc tiền các con được họ hàng cho; tiền hoa hồng từ các việc sếp giao thêm, các khoản thưởng bất chợt... được Minh Lan gọi chung là khoản thu nhập thụ động. 

Số tiền này được cô mặc định là tiền để tiết kiệm vì đây là khoản không phải cô cứ cố là sẽ kiếm ra được đồng thời đây cũng không phải khoản thu cố định.

Một điều khá bất ngờ là sau 5 năm 5 tháng, số tiền cô tiết kiệm được ở khoản này lên đến 150 triệu.

Kết

Trên thực tế, số tiền sau 5 năm 5 tháng mà Minh Lan tiết kiệm được là 550 triệu. Số tiền thiếu hụt nằm trong các khoản chi không thể không trích ra như con ốm, chi phí học tập của bản thân cô.

Như vậy, thời điểm đó Minh Lan chỉ phải vay ngân hàng 300 triệu vì được bố mẹ cho vay dài hạn 150 triệu.

Nghe thì có vẻ xa vời nhưng quả thật bà mẹ trẻ này đã có thể mua được nhà sau 5 năm 5 tháng. Minh Lan chia sẻ rằng, mọi thứ đều sẽ chỉ là kế hoạch viển vông nếu như bản thân cô không áp đặt và thực hiện nó một các nghiêm túc.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020