Chuyên mục  


Chuyên gia chia sẻ 7 cách nói để bạn và người nghe cùng hạnh phúc
Xu hướng cầu an online

Dịp Rằm tháng Giêng nhiều chùa thường tổ chức khóa lễ cầu nguyện quốc thái dân an, nhà nhà khỏe mạnh, bình an, may mắn, hạnh phúc, mọi sự hanh thông, an lạc... Đó là truyền thống văn hóa tâm linh, là nhu cầu của nhiều người dân.

Năm nay diễn biến dịch bệnh đang lây nhiễm phức tạp trong cộng đồng, nên Giáo hội Phật giáo Việt Nam khuyến khích tăng ni, phật tử ứng dụng các hình thức trực tuyến (online) phục vụ nhu cầu tâm linh thông qua các nền tảng mạng xã hội của Giáo hội.

Lễ cầu an online đã có từ khi cả thế giới và Việt Nam đối mặt với dịch bệnh Covid-19. Nhiều cơ sở tự viện chủ động đưa việc hoằng pháp, đại lễ, các khóa lễ cầu an, lễ vu lan… online để người dân theo dõi. Các nghi lễ được tổ chức trang nghiêm, thành kính qua các website Phật giáo, gửi gắm trọn vẹn niềm tin tâm linh của người dân.

Rất nhiều người dân lâu nay không có thời gian dự lễ trực tiếp, hoặc có dự thì cũng ở tít ngoài cổng chùa, nay vì nạn dịch nhưng họ lại có thể ở nhà theo dõi, tham dự trực tiếp các nghi lễ tâm linh, được nghe rõ các sư thầy giảng giải về giáo lý nhà Phật, triết lý nhân sinh, tâm hướng thiện… với tâm thế thoải mái khi ở nhà.

Thông bạch đại lễ cầu an Tổ đình Phúc Khánh.

Cầu an trực tuyến: Chỉ cần người dân nhất tâm hướng về Tam bảo

Theo thông bạch của Tổ đình Phúc Khánh, khóa lễ cầu an dịp Rằm tháng Giêng chuyển sang lễ trực tuyến. Nhân viên trực Văn phòng Tổ đình Phúc Khánh hướng dẫn các gia đình làm lễ cầu an online gửi họ tên, địa chỉ để viết sớ. Các sư thầy sẽ dâng lên chính điện để làm lễ vào 20 giờ ngày 25/2 (14 Tết). Xong khóa lễ cầu an online thì sau Rằm người dân đến chùa lễ tạ và nhận lộc.

Tại chùa Quán Sứ khi người dân đăng ký lễ cầu an các sãi sẽ hướng dẫn viết "Phiếu đăng ký" có ghi đầy đủ ngày giờ, số thứ tự để vái vọng, nhận lộc. Theo đúng ngày, giờ trong phiếu, các sư sẽ làm lễ bên trong chùa và người dân có thể vái vọng ở nhà.

Một số chùa ở Hà Nội cũng có làm lễ cầu an online như chùa Văn Trì (P Minh Khai, Q Bắc Từ Liêm, Hà Nội); Chùa Ngũ Xã (P. Trúc Bạch, Q. Ba Đình, Hà Nội)...

Chùa Quán Sứ. Ảnh minh họa.

Theo Đại đức Thích Minh Sơn (trụ trì chùa Kim Cổ, Đường Thành, Hà Nội), Giáo hội Phật giáo Việt Nam khuyến khích các chùa, cơ sở tự viện thực hiện cầu an online, cho người dân vái vọng tại nhà, đảm bảo nhu cầu tín ngưỡng của người dân, tránh tập trung đông người, giảm nguy cơ lây lan dịch bệnh. 

Nhiều chùa lớn đã thông báo về việc tổ chức Đại lễ cầu an online, nhưng một số người dân vẫn lăn tăn không biết "cầu an online có hiệu quả hay không"? 

Về việc này Đại đức Thích Minh Sơn giải thích rằng, tham dự Đại lễ cầu an online người dân ở nhà chỉ cần nhất tâm hướng về Tam bảo, thành kính cầu an thì cũng hiệu quả như vái vọng, không nhất thiết phải vào tận chùa. Nghi lễ cầu an online có thể sẽ rút gọn hơn so với tổ chức trực tiếp, nhưng thông điệp chính vẫn có thể truyền tải được đến với tất cả mọi người, phù hợp và đảm bảo nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo của người dân. Việc thực hiện các nghi lễ Phật giáo theo hình thức trực tuyến là xu hướng tất yếu, phù hợp với tình hình đại dịch đang diễn biến phức tạp hiện nay.

Đại đức Thích Hải Hòa (chùa Dược Thượng, Sóc Sơn, Hà Nội) cũng chia sẻ, cầu an online có thể truyền tải những thông điệp chính của các nghi lễ do các nhà sư cử hành, đăng tải trên các kênh Facebook, Youtube... để đông đảo người dân tham gia, theo dõi. Mọi năm các chùa làm lễ cầu an theo ngày giờ đăng ký, có nơi quá đông người dự thì các gia đình vẫn phải ngồi ngoài, vái vọng từ xa hướng tâm về Tam bảo.

Các khóa lễ cầu an online là dịp người dân được nghe những bài pháp của Đức Phật, góp phần tăng trưởng trí tuệ, bồi dưỡng lòng từ bi, từ đó giảm bớt tham sân si, cùng nhau cầu nguyện cho một năm an lành, hạnh phúc. Thời đại công nghệ số các ứng dụng công nghệ để tu học chính pháp và hành trì kết nối rộng khắp trong và ngoài nước. Việc đem đức tin và thực hành chân chính chia sẻ cho cộng đồng cũng phù hợp với thời đại.

Ưu điểm của các nghi lễ tôn giáo online

Với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 việc thực hành các nghi lễ tôn giáo online ngày càng được nhiều nước trên thế giới thực hành và phổ biến với các ưu điểm:

- Thích nghi hơn, tiết kiệm chi phí, thời gian, công sức... mà vẫn đảm bảo được sự khát ngưỡng nhất tâm của những người mộ đạo.

- Có nhiều người cùng sắp xếp tham dự.

- Có thể truyền tải đến đông đảo người dân hơn nhiều so với tổ chức trực tiếp.

- Cả nhà, cả đại gia đình đều có thể tham gia khóa lễ online trọn vẹn, có thể tụng kinh, niệm Phật và thực hiện các nghi thức tâm linh theo sư thầy hướng dẫn rõ ràng.

- Giá trị của online là lan tỏa nhanh, nhiều người tham gia, tiết kiệm và an toàn.

Ngày nay các nghi thức quốc gia, các hoạt động nghi lễ quốc tế đều đã tổ chức trực tuyến. Các nghi lễ trực tuyến, tu học trực tuyến, họp trực tuyến, làm việc trực tuyến... gần đây rất phổ biến, lan tỏa nhanh, chuẩn và thật sự ý nghĩa, thuận lợi cho cộng đồng xã hội thời điểm này. Còn tránh được nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh, tránh tình trạng đốt hương hoá mã lan tràn gây ô nhiễm môi trường...

Cũng theo Đại đức Thích Hải Hòa, Đại lễ cầu an là truyền thống tốt đẹp, là nét văn hoá tôn giáo chân chính, là khát vọng mong cầu quốc thái dân an, mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu, mọi người mạnh khỏe, toàn gia được an vui hạnh phúc, chăm chỉ học tập, tích cực lao động, hăng hái sản xuất... đều là động lực để thúc đẩy phát triển xã hội, góp phần xây dựng đất nước. 

Người dân cần thành tâm đăng ký, phát tâm công đức. Mọi người cần ý thức xây dựng tự do tín ngưỡng lành mạnh, thể hiện niềm tin thành kính với lòng khát ngưỡng cao nhất. Sự kết nối cộng hưởng tạo nên một sức hút tâm linh từ từng người của từng nhà đến toàn xã hội. 

Lưu ý là đã có một số ứng dụng không chính thống (không được Giáo hội Phật giáo Việt Nam cấp phép), nên người dân cẩn trọng khi sử dụng những ứng dụng này, tránh bị lợi dụng, rơi vào mê tín dị đoan, những hủ tục không lành mạnh, hoặc đặt niềm tin không đúng nơi, đúng lúc. 

- Người dân có thể ứng dụng các hình thức trực tuyến online phục vụ nhu cầu tâm linh thông qua các nền tảng mạng xã hội của Giáo hội như: Giác Ngộ Online, Phật giáo.org, Phật sự Online, mạng xã hội Butta.

- Đặc biệt yêu cầu các khóa lễ cầu an phải đảm bảo trang nghiêm, tiết kiệm, tránh mê tín dị đoan, không đốt vàng mã, tránh những nội dung nghi lễ không đúng chính pháp của Phật giáo.

- Tổ đình Phúc Khánh (quận Đống Đa, Hà Nội) sẽ tổ chức đại lễ cầu an online vào 20 giờ ngày 25/2 (tức ngày 14 tháng Giêng năm Tân Sửu), đăng tải trên các kênh Facebook, Youtube, livestream trên fanpage của chùa Phúc Khánh. Mọi nghi thức cúng lễ cầu an, đọc sớ dâng sao năm 2021 sẽ do các sư thầy thực hiện đầy đủ.

- Chùa Quán Sứ cũng sẽ tổ chức lễ cầu an trực tuyến trên trang web của Hội Phật giáo Việt Nam.

Uyển Hương

Phải làm gì khi gia đình thành “sàn đấu”?
Khi nào thấy chênh vênh, vợ chồng nên làm điều này để cân bằng hạnh phúc
Trước khi bỏ cuộc, hãy nghĩ đến vì sao bạn bắt đầu

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020