Chuyên mục  


Mua bán, làm ăn trong tháng 9 chọn sai những ngày giờ sau sẽ mất tài lộc, hưng vượng cho cả nhà

Thắp hương là một phần trong các nghi thức – nghi lễ với thần linh và tổ tiên, là cách kết nối với tâm linh của người Việt. 

Việc thắp hương cúng bái vào ngày mùng 1, ngày rằm, các dịp lễ, Tết, giỗ chạp… thể hiện lòng thành kính đối với gia tiên, giáo dục truyền thống uống nước nhớ nguồn, nói lên những mong ước của bản thân tới các vị thánh thần đã phù hộ, giúp đỡ cho gia đình có sức khỏe, tài lộc, làm ăn may mắn, công danh phát đạt, thành công, như ý...

Tùy nghi lễ mà thắp 1-3-5-7-9 nén hương. Ảnh minh họa.

Tùy nghi lễ mà thắp hương, nhưng việc thắp 1 nén hương, 3 nén hương, hay 5 - 7 - 9 nén hương đều có ý nghĩa khác nhau. Cụ thể như sau:

1 nén hương

Thắp 1 nén hương có ý nghĩa thờ cúng thần linh trong nhà, gọi là bình an hương.

Khi muốn cầu bình an, mong mọi việc được thuận lợi thì hàng ngày cứ buổi sáng trước khi đi làm, hay ra khỏi nhà, hoặc buổi tối khi về nhà thường thắp 1 nén hương.

Hoặc buổi sáng mở cửa hàng, hay đến công ty thì thắp 1 nén hương trên bàn thờ thần Tài – Thổ Địa.

Thắp 1 nén hương là con số may mắn, cầu bình an. Số 1 ở đây là số dương, thể hiện người sống thành tâm mong cầu thần linh, tổ tiên phù hộ cho mình làm ăn tươi tốt, kinh doanh phát tài, toàn gia bình an, may mắn.

Cầu bình an, thuận lợi sáng trước khi ra khỏi nhà, hoặc buổi tối thường thắp 1 nén hương. Ảnh minh họa.

Thắp 2 nén hương

Thường thắp 2 nén hương là khi viếng linh cữu của người chết. Quan niệm xưa cho rằng người mới chết chưa mang đi chôn cất trong khoảng thời gian sau khi khâm liệm đến khi hạ táng thì thắp hương, hay vái lạy khi đi phúng viếng chỉ thắp 2 nén, hoặc vái 2 vái - vì lúc này người chết bán âm, bán dương. Số 2 là số chẵn, số thành, số âm muốn nói người mới chết đã hoàn thành cuộc một sống cõi dương, nay an nghỉ bình yên nơi chín suối.

Thắp 3 nén hương

Trong phong thủy thì số 3 là số dương - có rất nhiều ý nghĩa và quan niệm khác nhau.

Theo đạo Phật thì thắp hương với số lượng 3 nén được gọi là Tam bảo hương. Tam bảo là Phật bảo, Pháp bảo và Tăng bảo (tăng là người xuất gia).

Theo đạo Giáo, 3 cây hương đại diện cho Tam thanh hương (Ngọc thanh là Nguyên thủy thiên tôn, Thượng thanh là Linh bảo thiên tôn và Thái thanh là Đạo đức thiên tôn).

Còn có quan niệm Tam giới (Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới); Tam thời (Quá khứ – Hiện tại – Tương lai); Tam vô lậu học (Giới – Định – Tuệ) của nhà Phật.

Trong Phong thủy thì số 3 là tượng của tam giới: Thiên (Trời), Địa (Đất), Nhân (Người).

Trong 3 nén hương này thì: Nén chính giữa là hưởng chủ - gọi là hương Giáo chủ. Nén bên trái được gọi là hương Thanh long. Nén ở bên phải được gọi là hương Bạch hổ.

Thắp 3 nén hương thường được sử dụng khi làm nghi lễ lớn để cầu xin việc gì, giải hạn, hoặc lập các đàn lễ hoặc lên hương hàng ngày tại chùa, đình đền, miếu, phủ, nhà thờ họ... Tại gia đình thường thắp vào các dịp quan trọng như: An vị bát hương, Tết, giỗ, tạ thần, tạ Táo… hoặc khi mời thầy pháp đến làm lễ.

Thắp 3 nén hương khi làm nghi lễ lớn. Ảnh minh họa.

Thắp 5 nén hương

Được gọi là Thiên địa ngũ hành hương (âm dương ngũ hành hương). Số 5 tượng trưng cho 5 phương trời đất, năm hướng thần linh, có ý nghĩa cầu khấn trời đất chứng giám lòng thành.

Trong phong thủy thì Ngũ hành là 5 nguyên tố Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ. Trong một dòng họ, dòng tộc, quốc gia hay tập thể có việc gì đó đại sự thì mới thắp 5 nén hương (tượng trưng cho cầu Ngũ phương, Ngũ thổ, Ngũ hành có nghĩa là khắp trời đất chứng giám lòng thành của người đại diện cho một dòng tộc, địa phương, đất nước…) cầu mong cho "quốc thái dân an".

5 nén hương thường được thắp dùng trong các lễ tại chùa, đình, miếu, phủ, nhà thờ họ, trong các đàn lễ lớn cầu cho bách gia bình an như lễ cầu siêu, phả độ chúng sinh…

Tại gia thường thắp ngoài sân (lễ Thái tuế giao thừa), lễ Phật rằm tháng Giêng, lễ an vị bát hương thần linh thành hoàng.

Thắp hương là cách kết nối tâm linh, giúp gia chủ truyền đạt mong ước, nguyện cầu... Ảnh minh họa.

Thắp 7 nén hương

Gọi là Bắc đẩu Thất tinh hương (tên gọi lần lượt là Thiên Xu, Thiên Toàn, Thiên Cơ, Thiên Quyền, Khai Dương, Ngọc Hoành và Giao Quang). Thắp 7 nén hương cùng lúc là để mời gọi Thần linh, Thiên tướng. Nếu không quá cần thiết thì cũng không nên thắp tới 7 nén hương.

Thắp 7 nén hương thường chỉ dùng trong khi lập đàn lễ (đàn cầu việc gì lớn, cầu thọ mệnh, cắt trùng, trừ âm...)

Thắp 9 nén hương

Thắp 9 nén hương được gọi là Cửu cửu liên hoàn hương, cắm hương theo thứ tự 3 hàng và 3 cột. Ở trên là mời Ngọc hoàng thượng đế, ở dưới là mời Thập điện Diêm vương. Người ta hy vọng rằng Ngọc Hoàng Đại Đế cũng như Thập Đại Diêm Vương sẽ hiển linh, hỗ trợ cứu giúp muôn dân, giúp cho những mong ước, nguyện cầu của họ thành sự thật.

Việc thắp hương với 9 nén là mang tín hiệu để cầu cứu, chủ yếu rơi vào trường hợp bất đắc dĩ, thương là các pháp sư mới thực hiện được.

Ngày rằm thắp mấy nén hương?

Vào những ngày rằm, mùng 1 các gia chủ có thể thắp 1, hoặc 3 nén hương trên 1 bát nhang là được. Qua khói hương - cầu nối tâm linh chúng ta gửi lời nguyện cầu, mong ước để tôn thần, vũ trụ thấu hiểu, vì vậy cần cốt ở tâm thành.

Thắp hương là cách kết nối tâm linh, giúp gia chủ truyền đạt mong ước, nguyện cầu... tới thần linh, tiên tổ. Ai cũng thắp hương, nhưng thắp thế nào cho đúng, khi nào thắp 1 nén, hay 3 – 5 – 7 – 9 nén hương thì không phải ai cũng biết. Bài viết này giúp bạn đọc hiểu rõ hơn vấn đề thắp hương tại gia để cúng lễ mùng 1, ngày Rằm, giỗ chạp... người dân dùng cho đúng để cầu được ước thấy, để may mắn, tài lộc, hưng vượng... về với gia chủ chứ không bay đi mất (vì không thắp đúng nghi lễ).

                                                                                         Chuyên gia phong thủy Tam Nguyên

(Viện Nghiên cứu Bảo tồn Phát triển di sản phương Đông)

Người giàu sang phúc lộc thường quan tâm đến một đặc điểm chung này

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020