1. Sử dụng vật liệu chống thấm
Mặc dù vật liệu xây dựng có nguồn gốc hữu cơ như gỗ, tre hoặc đay là lựa chọn tuyệt vời cho hầu hết các khu vực trong nhà. Nhưng điều đó không đúng ở những khu vực có nhiều độ ẩm, chẳng hạn như phòng tắm.
Trong nhà tắm, các vật liệu vô cơ như đá, kim loại, nhựa và gạch men hoặc sứ là những lựa chọn tốt hơn vì chúng không bị ảnh hưởng bởi độ ẩm. Những vật liệu này có xu hướng chống nấm mốc tốt hơn so với vật liệu hữu cơ và hơi ẩm không làm chúng bị bong tróc và mục nát.
2. Thuê chuyên gia về hệ thống ống nước
Ngay cả những sai lầm nhỏ nhất tiềm ẩn trong việc lắp đặt đường ống dẫn nước cũng có thể dẫn đến thiệt hại lớn. Mặc dù các vật liệu hiện đại như ống PEX khiến việc thi công trở nên dễ dàng hơn. Nhưng không phải ai cũng có thể tự mình lắp đặt.
Hãy cân nhắc việc thuê một kỹ sư kết cấu, một thợ lắp đặt đường nước chuyên nghiệp. Các chuyên gia sẽ hoàn thiện hệ thống ống nước hoàn chỉnh nhất và hạn chế gây ra sự rò rỉ gây ẩm mốc cho phòng tắm của bạn.
3. Tạo khóa hệ thống ống nước tổng
Mặc dù không quá cần thiết tuy nhiên việc tạo ra khóa vòi cho bồn tắm thông qua khu vực khóa tập trung luôn hữu ích. Hãy thử tưởng tượng nếu phía bên kia của phòng tắm bị hở trên tường việc ngăn nước để sửa chữa là cực kỳ khó khăn. Bên cạnh đó, tạo khóa nước tổng từ bể chứa tới hệ thống đường ống nước cũng đóng vai trò cực kỳ quan trọng.
4. Lắp đặt quạt hút gió
Lắp đặt quạt thông gió phòng tắm là một phương pháp giúp loại bỏ không khí ẩm ướt cũng như mùi khó chịu ra khỏi phòng. Bạn có thể trang bị thêm đèn hồng ngoại hỗ trợ đốt cháy hơi ẩm hoặc lắp lò sưởi độc lập giúp thoát ẩm
5. Dùng gạch men ốp tường
Tường được ốp bằng gạch men hoặc sứ sẽ giúp tường gần như không bị thấm nước. Loại gạch này từ lâu đời được sử dụng cho các bức tường bao quanh bồn tắm và vòi hoa sen. Nhưng các phòng tắm hiện đại thường sử dụng nó làm vật liệu được chống thấm thẩm thấu hoặc đàn hồi cho lớp phủ hoặc toàn bộ phần tường.
6. Lắp đặt sàn chống thấm
Lựa chọn sàn phòng tắm là rất quan trọng, nó giúp ngăn cản nước xâm nhập vào phòng tắm cũng như lây lan sang các phòng khác của căn nhà. Bạn có thể lựa chọn lắp đặt sàn là gạch men, sứ giả vân gỗ, sẽ rất là đẹp. Một sự lựa chọn tốt khác là ván và gạch vinyl sang trọng. Dạng vinyl này được làm từ vật liệu vô cơ rắn xuyên suốt, vì vậy nó hoàn toàn không thấm nước. Và sàn vinyl có sẵn trong các kiểu dáng giống như gỗ, đá hoặc gốm sứ. Bên cạnh đó, tối ưu lắp đặt hoàn thiện, kín đáo giúp ngăn hơi ẩm cũng như nước xâm nhập qua sàn lên nền và lớp dưới dễ bị ngấm nước.
7. Chú ý đến phào chân tường
Đặc biệt chú ý đến phào chân tường – phần tiếp giáp giữa sàn phòng tắm và các bức tường. Phào chân tường luôn luôn cần vừa khít để giữ nước không thấm vào tường và sàn nhà. Nếu có thể, hãy sử dụng các vật liệu khác ngoài gỗ cho phần phào chân tường. Bạn có thể sử dụng phào nhựa PVC hoặc vinyl đệm kín mà không cần phải trám trét.
8. Sử dụng đến keo dán nhà tắm
Việc trám các vết nứt, lỗ trong phòng tắm là điều cần thiết nhất là khu vực hay rò rỉ nước như đường ống, mặt bàn và bồn tắm. Bạn có thể dùng keo dán nhà tắm như silicone, acrylicđể trám hầu như tất cả các vết nứt và lỗ giữa các bề mặt. Chẳng hạn như giữa tường và sàn, nơi mặt bàn tiếp xúc với tường, nơi các thiết bị ống nước tiếp xúc với sàn và mặt bàn, và đặc biệt là trên tất cả các đường nối trong vòi hoa sen hoặc xung quanh bồn tắm.
9. Ngăn các rò rỉ từ các nguồn nước nhỏ
Đa phần các hư hỏng xảy ra trong phòng tắm do bồn tắm hoặc vòi hoa sen gây ra, vì vậy đặc biệt chú ý đến việc tu sửa đảm bảo chống nước tốt nhất cho khu vực này.
Hãy ưu tiên sử dụng ván hoặc màng chống thấm phía sau gạch lát để đảm bảo hơi ẩm không thấm qua các hốc tường. Các mạch gạch, vết nối có rãnh trong vòi sen hoặc bồn tắm phải được kiểm tra hàng năm và cải tạo khi cần thiết.
10. Sử dụng sơn chống thấm
Sử dụng sơn chống thấm để tránh các tia nước bắn ra không thể tránh khỏi từ các thiết bị tắm và từ sự ngưng tụ hơi nước. Sơn chống thấm là loại sơn được yêu thích vì tính dễ ứng dụng và độ bền trong phòng tắm./.