Chuyên mục  


Cách làm siro ho để phòng ngừa, trị ho hiệu quả tại nhà

Ngày 5-14-23 được coi là 3 ngày nguyệt kị rất xấu

Có nhiều truyền thuyết về việc kiêng này, hay được nói tới là do xa xưa nhà vua hay đi thị sát dân chúng vào các ngày mùng 5 - 14 - 23 hàng tháng. Người dân vốn không được phép nhìn mặt vua, nên kiệu vua đi tới đâu là phải sụp lạy kẻo phạm tội lén nhìn mặt rồng sẽ bị xử phạt nặng. Do đó 3 ngày này nhiều người ghi nhớ và chọn cách ở nhà, hoặc không ra đường để tránh xui xẻo, sau dần truyền lại cho đời sau kiêng kị 3 ngày đó.

Hoặc ngày 5-14-23 tổng đều bằng 5 bị dân gian coi là ngày "nửa đời, nửa đoạn" nên kiêng xuất hành, làm việc lớn, hôn sự, cúng tế… vì sợ công việc dở dang, không hoàn thiện, khó đạt được mục đích, không như ý, hoặc gặp chuyện không lành như tai nạn, chết người, cưới hỏi, đi xa…

Hoặc 3 ngày (5-14-23) "xấu" bởi dễ gặp xui xẻo, và "có kiêng có lành" nên dẫn tới những kiêng kị này để né tránh rủi ro không đáng có trong công việc và đời sống.

Nhưng ngày nay có nhiều thầy phong thủy cho rằng, ngày mùng 5, 14, 23 không xấu, bởi nếu ngày xấu, ngày đại kị thì nhà vua đã chẳng chọn để đi thị sát dân tình. Chính các thầy bà cũng hay dành ngày 5, 14, 23 để xuất hành, đi chơi... vì cho rằng "ngày đó nhiều người kiêng thì ta đi cho vắng và thoải mái".

Nhiều người kiêng cưới hỏi, làm việc lớn vào ngày Nguyệt kị. Ảnh minh họa.

Các nhà khoa học nói gì về ngày đại kị mùng 5, 14, 23

Nhiều nhà khoa học tâm linh cho rằng, không thể phê phán quan niệm chọn ngày tốt - xấu, nhưng mọi người cần có sự hiểu biết để việc chọn ngày giờ không ảnh hưởng đến công việc.

Cũng chưa có nghiên cứu nào kiểm chứng ngày 5-14-23 là những ngày xui xẻo, mà đó chỉ là quan niệm dân gian truyền từ đời này sang đời khác, từ người này sang người khác. Hoặc có sự trùng hợp ngẫu nhiên hỏng việc thì người ta đổ cho vì "ngày xấu", từ đó thành những kiêng kị thái quá.

Theo TS Vũ Thế Khanh - Tổng Giám đốc Liên hiệp KHCN Tin học ứng dụng, ngày 5-14-23 dân gian gọi là 3 ngày Nguyệt kị đã có từ lâu đời. Việc có nhiều tai nạn nguy hiểm xảy ra vào những ngày này có liên quan đến chu kỳ Mặt trăng quay quanh Mặt trời. Dưới ánh sáng khoa học được giải thích là do mặt trăng luôn chuyển động quay quanh trái đất, tạo sức hút ảnh hưởng tiêu cực lớn tới sự sống trên trái đất, ảnh hưởng tâm sinh lý con người, nhất là vào ngày rằm, trước và sau ngày rằm.

Chu kỳ quay của mặt trăng ảnh hưởng tới thủy triều và ảnh hưởng tới sức khỏe, tâm lý... con người. Ảnh minh họa.

Hiệu ứng của mặt trăng ở ngày không có trăng và ngày trăng sáng nhất (ngày rằm) là thời điểm ảnh hưởng đến sức khỏe và trạng thái tâm lý của con người. Con người cũng giống một hành tinh nhỏ, 70% cơ thể chúng ta là nước, nên chu kỳ quay của Mặt trăng ảnh hưởng đến tâm sinh lý con người, gây ra những phản ứng khác thường của cơ thể, cách xử trí trước các sự cố cũng bị ảnh hưởng.

Thủy triều hình thành là do sức hút giữa Mặt trăng và Trái đất. Xét về Thiên văn học, ngày 5 âm lịch là thời điểm mặt trăng dần tròn. Thời điển ngày 14 là giữa tháng mặt trăng tròn, sáng vằng vặc. Thời điểm ngày 23 mặt trăng khuyết dần. Đó là mốc thời gian đó thủy triều lên xuống bất thường, các dòng hải lưu chảy mạnh, hoặc yếu, không ổn định như những ngày thường. Gió, từ trường cũng biến đổi, độ phèn xâm lấn vào đất canh tác vùng biển nhiều hơn.

Do đó ngày 5-14-23 bất lợi với cư dân ven biển, những hoạt động kinh tế gắn liền với biển như ngư dân, nông nghiệp, giao thương đường sông nước... những việc có quan hệ với thủy triều, con nước, độ mặn, hướng gió… bị ảnh hưởng khá nhiều. Người xưa chủ yếu đi lại bằng thuyền bè, nên rất chú ý tới việc xuất hành và tránh những ngày Nguyệt kị làm thay đổi con nước. Ngư dân cũng tránh ra khơi đánh bắt thủy hải sản vì không thuận lợi, may mắn. Việc buôn bán thương mại đường biển cũng bị ảnh hưởng.

Về Sinh lý học thì mỗi lần thủy triều lên xuống kèm theo độ mặn, độ phèn, muối, độ ẩm, hướng gió thay đổi… được gọi là "trái gió trở trời" thì những người bị bệnh thấp khớp, thận... dễ tái phát.

Ông Nguyễn Mạnh Cường (Viện Nghiên cứu Phật học) cho rằng, ngày nay nhiều người không nhớ ngày âm, tháng âm… vì guồng cuộc sống quay quá nhanh (khác hẳn các cụ xưa mãi mới hết ngày). Về ngày 5-14-23 ông đã có tìm hiểu và thấy gần đây không chính xác. Còn trong Phật giáo chính thống thì không có chuyện kiêng kị ngày tốt, xấu mà giờ nào, ngày nào cũng tốt nên các phật tử tránh được những hoài nghi, những dự cảm không tốt, tránh được lo âu, sợ hãi. Họ hiểu mọi việc đều là kết quả của một chuỗi tác động và theo quy luật nhân quả.

Các nhà tâm linh khuyên, nếu làm những việc lớn như mua nhà, đất, động thổ, cưới hỏi, tang lễ… thì người dân cần quan tâm đến việc tránh né các ngày trên, còn bình thường không nên quá quan tâm đến 3 ngày Nguyệt kị này. Để tránh lo lắng thì mọi người cần có sự hiểu biết để việc chọn ngày giờ không ảnh hưởng đến công việc.

Việc kiêng hay không kiêng 3 ngày Nguyệt kị cần phải xem xét, phân tích tỉ mỉ, cẩn trọng trước khi hành động, tránh rơi vào mê tín, bảo thủ, máy móc. Tùy vùng miền, bởi nhiều địa phương, nhiều hoạt động ở các lĩnh vực khác không nhất thiết phải kiêng kị quá mức - thậm chí nhiều người còn thấy công việc thuận lợi hơn khi làm vào ngày 5-14-23.

Uyển Hương

Một ca đỡ đẻ trong lũ dữ: Chỉ mong cứu được mẹ, nhưng thật may...
2 món thảo dược dễ tìm trị chứng đau cổ vai gáy, tê tay có nhiều người mắc
Có phải đi ngày 7, về ngày 3 sẽ không may mắn mà còn gặp họa?

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020