Với diện tích đất nhỏ hẹp, việc giải quyết hài hoà các yếu tố bao gồm nhu cầu công năng đủ cho 3 thế hệ sinh sống, đảm bảo sự thông thoáng và tạo nên một không gian sống thú vị là một bài toán khó mà nhóm thiết kế phải tìm lời giải cho Son’s House.
Thông tin công trình
- Tên công trình: Son’s House
- Vị trí công trình: Phường Hoà Minh, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng
- Diện tích đất: 5×18.5 (92.5m²)
- Diện tích sử dụng: 180m²
- Thiết kế và thi công: NỐI studio
- KTS thực hiện: Tín Đỗ, Hồ Lê Minh Tâm, Lê Hoài Song, Phạm Phúc Vinh
- Năm hoàn thành: 2020
- Nội thất: Baochero Workshop
- Ảnh: Prince Production
Thuyết minh của kiến trúc sư:
Với Son’s House, mong muốn của chủ nhà và định hướng thiết kế của các kiến trúc sư là thực hiện một không gian hiện đại, tinh giản nhưng vẫn có tính nhận diện cao. Vì vậy việc lựa chọn các đường nét và hình khối đơn giản là lựa chọn mang lại hiệu quả tối ưu nhất.
Để tạo được sự ấn tượng và linh hoạt cho hình khối tổng thể và không gian bên trong, các khối hộp được sắp xếp đan xen, xếp chồng lên nhau tạo cảm giác về một bố cục ngẫu nhiên, với hiển thị là các mảng và không gian đặc rỗng xen kẽ nhau.
Khi nhìn ở tổng thể bên ngoài, các hình khối xếp chồng lên nhau tạo ra các ban công lớn, lùi dần vào theo chiều cao giúp tạo ra sự kết nối, người ở dưới và ở trên dễ dàng nhìn thấy và trò chuyện với nhau. Bên cạnh đó, các ban công được sắp xếp như ruộng bậc thang còn khai thác ưu điểm của khu đất là hướng Đông Bắc, gia chủ sẽ có các buổi chiều tối ngồi ngắm sao hóng gió, tiếp xúc nhiều hơn với thiên nhiên.
Đối với không gian bên trong, các khối chứa mỗi chức năng khác nhau sẽ được sắp xếp đan xen với nhau. Mỗi khối đặc sẽ chứa đựng một không gian riêng tư, còn các không gian rỗng sẽ là giao thông và các không gian sinh hoạt chung.
Điều này mang lại một trải nghiệm thú vị khi sinh hoạt, giống như 2 nhà hàng xóm ra gặp nhau trò chuyện ở sân chung, khi về phòng giống như về chốn riêng tư. Vậy là các thành viên đã có một không gian riêng tư cần thiết nhưng luôn sẵn sàng hoà nhập bằng việc mở cửa sổ để nhìn ra sân chung í ới nhau, hay chạy ra sân chung để ngồi cùng nhau.
Thông gió và ánh sáng tự nhiên là những yếu tố rất được nhóm thiết kế lưu tâm.
Các khối đan xen giúp tạo ra các con đường để gió có thể luồn lách khắp căn nhà. Giữa các khối cũng là vùng lấy sáng chính cho ngôi nhà, như một vùng trời riêng cho cái sân chung và cho cả ngôi nhà.
Có 2 lớp thông gió thụ động cho ngôi nhà, 1 là thông gió cho từng phòng và 2 là thông gió cho toàn nhà.
Khi đóng cửa phòng cho các nhu cầu sinh hoạt riêng tư, thì ngôi mỗi phòng đều có một mặt tiếp xúc với thiên nhiên, với khe lấy gió, đảm bảo sự thông thoáng. Mỗi phòng đều có 2 hướng mở cửa ở đầu này và đầu kia của phòng theo nguyên lý thông gió xuyên phòng, giúp gió đi xuyên qua phòng và gió có thể đi từ trước ra sau nhà khi các phòng đều mở cửa.
Ở không gian chung giữa nhà, khi đóng cửa, không khí sẽ đối lưu qua ô giếng trời được thiết kế hở cho gió có thể thoát ra theo nguyên lý chênh lệch áp suất do đó không gian sẽ không bị bí bách. Trong khi đó, khi cửa mở sẽ đạt được hiệu quả thông gió tối ưu nhất. Gió dễ dàng len lỏi vào các phòng nhờ sự bố trí xen kẽ các khối tạo nên các không gian trống xuyên khắp ngôi nhà.
Xem thêm hình ảnh Son’s House:
Saint-Gobain Việt Nam khẳng định cam kết phát triển bền vững thông qua các cam kết và các giải pháp Read more
Thành phố biển Nha Trang nằm ở khu vực phía Nam của miền Trung Việt Nam. Đây là khu vực Read more
Một chiếc lá nhân tạo đầu tiên có khả năng hấp thụ nước, khí CO2 và ánh sáng để tạo Read more
Hiện nay tại Việt Nam, các khái niệm kiến trúc xanh, công trình xanh, xây dựng xanh, kiến trúc bền Read more
Tư vấn: MASS Design Group Địa điểm: Kigali, Rwanda Nhóm thiết kế: Michael Murphy, Alan Ricks, Sierra Bainbridge, Ebberly Strathairn, Read more
Theo định nghĩa vật liệu xây dựng (VLXD) truyền thống là các loại VLXD được sử dụng trong xây dựng, Read more