Chuyên mục  


Lí Quán là người gốc Thiên Tân, Trung Quốc. Ông năm nay 52 tuổi, từng làm việc tại cơ quan nhà nước, công việc đồng áng với ông thực sự là điều xa lạ. Tuy nhiên, sau khi về hưu, ông cùng một nhóm cư dân thành phố thuê một khu đất rộng 700m2 trong thành phố để "vui thú điền viên".

Mọi người cùng nhau xới đất, làm ruộng, trồng rau bằng chính đôi tay của mình. Khu "điền viên" Sinh Thành nằm trong Công viên Thể thao của khu vực Tân Nam ở thành phố Thiên Tân. Những người tham gia chủ yếu là người già đã nghỉ hưu sống gần đó.

94fc4811ba4c4a4bbfa98d620cfa5d8cnoop-17195008555141187986133-1719510658390-1719510658632321414288-1720151465379-1720151466420632120227.jpgbun-cha-nhung-nuoc-than-6-1719498872519848139453-1719510659319-17195106595051531135497-1720151467801-1720151467961340468819.png

- "Đây là nơi tôi giữ gìn sức khỏe. Tôi đặc biệt thích làm những công việc này".

- "Cày đất, gieo hạt, tưới nước thực sự mang lại nhiều niềm vui cho chúng tôi".

- "Khung cảnh đồng quê xanh tươi trước cửa nhà là thứ bạn không thể tìm thấy ở thành phố, nhưng tôi may mắn lại được tận hưởng điều này".

Đây đều là cảm nhận của những người về hưu ở độ tuổi 60, 70. Họ không nhận được lương nhưng hầu như ngày nào cũng đến làm việc.


"Food Forest" đầu tiên ở Thiên Tân - nơi bảo vệ sức khỏe cho người nghỉ hưu

Khu thực phẩm xanh Sinh Thành được khởi tạo trong Công viên Thể thao của quận Tân Nam, TP. Thiên Tân. Với diện tích gần 700m2 được xây dựng từ tháng 6/2020, kể từ đó đến nay đã 4 năm gần 300 loại thực vật đã được trồng.

d96aced25d4d48d5b0b3cdac24b53910noop-17195076667931343024045-1719510660106-1719510660269349109510-1720151470136-1720151470387100299880.jpga9b5fb8363044fafbfb8cf2e90341ef8noop-1719507666793447946937-1719510660920-17195106610978078443-1720151471190-1720151471371132829978.jpg

Mô hình "rừng thực phẩm" này mô phỏng quy luật tự nhiên. Cây hàng năm và cây lâu năm được kết hợp và trồng theo không gian ba chiều. Chúng được phân cấp như cây lớn, cây nhỏ, cây thân bụi, cây thân thảo, cây thân leo, cây che phủ mặt đất,...

e7ebe6be05884eb980147f79edd4193enoop-17195077130921503709925-1719510661590-1719510661727517176387-1720151471975-17201514724501595141287.jpge23d356457e34fccb7373f627ced1d5bnoop-1719507713092273850306-1719510662275-1719510662425867793384-1720151473297-1720151473416451394834.jpg967e44baa67a44c9ab611bf8d6a30378noop-1719507740481380328557-1719510663034-1719510663196153942306-1720151474068-1720151474579213305613.jpg

Tại các khu vực đều được cắm biển chỉ dẫn. Ở đây còn có "nhà côn trùng" thu hút một số loại côn trùng đến sống, chúng sẽ ăn các loại hại cho cây cối. Vì vậy, đối với khu rừng thực phẩm này, chúng là trợ thủ kiểm soát dịch hại.

Không cần phân bón hóa học hay thuốc trừ sâu, mối quan hệ cộng sinh giữa các cây trồng được xem xét trong quá trình trồng, chẳng hạn như trồng một ít hành lá và tỏi bên cạnh bắp cải để xua đuổi côn trùng trên bắp cải. Hầu hết mọi loại cây đều có côn trùng đặc biệt thích ăn nó. Thiệt hại do côn trùng gây ra có thể giảm bớt thông qua sự cộng sinh và trồng xen canh.

Trong 20 năm qua, Lí Quán đã làm việc trong chính quyền thành phố hơn 10 năm và làm việc tại các doanh nghiệp nhà nước hơn 10 năm. Lý do sớm nhất khiến ông muốn tạo ra một khu rừng thực phẩm là vì vợ ông bị ốm. Năm 2018, gia đình ông bắt đầu tìm kiếm thực phẩm tốt cho sức khỏe: "Chúng tôi tìm thấy một số trang trại hữu cơ xung quanh Thiên Tân và Bắc Kinh, cùng một nhóm nông dân mới không gây ô nhiễm đất đai bởi phân bón hóa học và thuốc trừ sâu. Chúng tôi dần dần nhận ra rằng, đất lành trồng thực phẩm lành mạnh".

a07f7c83d301412b91562b2cc8416ba1noop-17195079555651658583915-1719510663680-1719510663815338247247-1720151475285-17201514754656771311.jpg54a0b31f14644c1399ea8acf94e4df24noop-1719507955565665432344-1719510664445-1719510664597446246945-1720151476272-17201514764641167651180.jpg

Khi Lí Quán đến Đài Loan (Trung Quốc) năm 2019, ông tình cờ gặp một khu thực phẩm sạch ở Tân Trúc. Nó được trồng rau và cây ăn quả trong một khu vườn ở góc phố. Người dân địa phương và các tổ chức xã hội đã cùng nhau xây dựng nó. Sau đó, ông đăng ký khóa học 15 ngày về Thiết kế bền vững Nông nghiệp trường tồn ở Đài Loan (Trung Quốc):"Vào cuối ngày, giáo viên hỏi chúng tôi nghĩ gì sau khi trở về. Lúc đó tôi nói rằng tôi muốn xây dựng một khu rừng thực phẩm sạch nhưng tôi không ngờ rằng giấc mơ của tôi đã thành hiện thực".

May mắn thay, Chính quyền quận Tân Nam, phố Sinh Thành và Ủy ban quản lý đô thị đã hỗ trợ rất nhiều. Trước khi nghỉ hưu, vợ chồng ông đều làm việc trong các cơ quan nhà nước và doanh nghiệp nhà nước nên được nhiều người dân đặt niềm tin. Hơn nữa, vợ chồng ông cũng sẵn sàng gánh vác và dẫn dắt mọi người thực hiện công việc tạo dựng khu thực phẩm sạch.

Mảnh đất này nằm trong công viên thành phố và rất thuận tiện cho cư dân xung quanh. Vào tháng 4 năm 2020, Lí Quán và các đối tác đã đến đây để hướng dẫn, tuyên truyền với người dân về rừng thực phẩm. Hai tháng sau, khu thực phẩm xanh được xây dựng, người dân rất nhiệt tình tham gia.

a1a390cabd0d46d2887b6b64a1bd2066noop-1719508269329431346358-1719510665470-1719510665552587986314-1720151477712-17201514779942102426664.jpge890a918fcc54d8d95ac1445c28c5cc4noop-17195082693291157840206-1719510665998-17195106660622057367307-1720151478551-17201514788211931038112.jpg

Lúc đầu, khu đất này trống rỗng. Lí Quán cùng mọi người xới đất tạo một ruộng lúa. Thiên Tân là thành phố khan hiếm nước nên mọi người xây dựng một ao sinh thái khá rộng dựa trên hệ thống thu gom nước mưa.

Hệ thống địa hình đất xốp, chỉ lát một ít cát và sỏi rồi lát bằng gạch đỏ. Khi trời mưa, nước mưa hoàn toàn có thể thấm qua.

9cf9227c4c704ff8bbbc44e6a9f03218noop-17195083109401228310655-1719510666623-17195106667201333025584-1720151479410-1720151479585994176468.jpg08aa30cf634e467aab47dd9b89386a2enoop-17195083109411815260753-1719510667139-171951066727783628892-1720151480307-1720151480550847095059.jpg

Khu thực phẩm sạch nằm trong công viên nên người dân đi ngang qua thường tò mò hỏi han, một số người đã trở thành tình nguyện viên. Cũng có rất nhiều thứ trong khu thực phẩm sạch này được tái sử dụng từ rác thải, chẳng hạn như giá đỡ hoa được dùng từ xe đạp cũ, lốp cũ.

Những người chăm sóc khu vườn hàng ngày chủ yếu là những người về hưu tại khu dân cư xung quanh, không được trả lương nhưng họ lại rất đam mê lao động. Ai biết trồng rau hay biết nghề mộc đều làm hết sức mình.

Thực phẩm từ rừng lương thực chủ yếu đi đến hai điểm. Các tình nguyện viên sẽ giao rau, trái cây mới hái cho người dân. Chính quyền đã cho họ danh sách những người cần giúp đỡ như người già sống một mình và những gia đình có hoàn cảnh đặc biệt. Chính vì vậy, những rau củ theo mùa đều được chia đều cho người dân. Qua sử dụng thực tế, nhóm của Lí Quán cũng biết được loại nào nên trồng tiếp, loại nào nên thay thế.

3b37d9982f064d16becf8661b34bf1e9noop-17195085458952002951716-1719510667694-1719510667825439445541-1720151481046-1720151481157186978225.jpg99a8eeb3c3184300a415ce017866eeb1noop-17195085458961934202558-1719510668248-17195106683631307077816-1720151481903-1720151482090808783785.jpg

"Quan sát những người dân tham gia trồng trọt, tôi thấy những người về hưu thực sự có nhu cầu đặc biệt về khu thực phẩm sạch. Có một chị lớn tuổi trong cộng đồng đã 70 tuổi sống một mình, khi mới đến đây, chị nói chuyện rất nhỏ và không thể cúi xuống được. Nhưng ở đây một thời gian, chị nằm phơi nắng và cùng làm việc, giọng nói của chị trở nên to hơn và có thể ngồi xổm xuống.

Một tình nguyện viên 61 tuổi tên là Anh Thanh Dương đã tham gia kể từ khi bắt đầu "khai hoang". Anh ấy hầu như đến đây hàng ngày và là lực lượng chính của chúng tôi. Anh ấy là công nhân trước khi nghỉ hưu. Anh ấy rất khéo léo và mọi người đều tôn trọng anh ấy"- Lí Quán chia sẻ.

Anh Thanh Dương cho biết lối sống của ông cũng đã thay đổi. Ở nhà, giống như khu vườn xanh, ông có thể phân loại rác, tạo ra enzyme từ rác thải nhà bếp và dùng nó để trồng hoa.

Một người khác còn kể rằng trước khi vào khu vườn xanh, bà bị chứng mất ngủ, nhưng giờ chứng mất ngủ của bà đã đỡ hơn rất nhiều nhờ lao động, bà đặc biệt yêu thích những công việc này: Cày đất, gieo hạt, tưới nước và chăm sóc cây trồng quả thực rất tốt cho sức khỏe của bà.

60b6041fa80042ecb80ebf238abe3a1enoop-17195087388482050333831-1719510657545-1719510658003751899115-1720151482725-17201514828611985043865.jpg

Quan Hà năm nay 64 tuổi, mọi người thường gọi bà là "Hoa giấy" - một nhiếp ảnh gia toàn thời gian. Sau khi nghỉ hưu, bà chuyển đến vùng lân cận công viên này vào năm 2021 và không quen biết ai. Từ khi biết đến rừng thực phẩm xanh, bà bắt đầu làm việc cho đến bây giờ. Bà cho biết đây là nơi bà chăm sóc sức khỏe của chính mình. Suốt thời trẻ đi làm, bà không hứng thú với cây cối. Nhưng giờ đây bà dành thời gian cho côn trùng, thực vật mỗi ngày, quan sát những cây cà rốt con đến khi chúng thu hoạch được củ.

Trước đó bà không chụp ảnh, sau khi đến khu vườn nhỏ, bà thấy các tình nguyện viên đã nghỉ hưu đang làm việc chăm chỉ và muốn ghi lại tất cả những gì đẹp đẽ. Sau một thời gian, mọi người đều cảm thấy càng chụp nhiều ảnh thì càng đẹp, nên mọi người ngỏ ý muốn bà ấy chụp ảnh.

3376089956fb4af7935d4014722706f6noop-1719508773649888932753-1719510668972-17195106690821677727409-1720151483402-17201514835681616364382.jpg73ad046480064d74bf2f36b8ceeb1adcnoop-17195087736491556597913-1719510669527-1719510669666208666812-1720151484236-17201514845081148220318.jpg

"Bây giờ tôi đôi khi không đeo găng tay khi làm việc. Trước đây tôi rất sợ sâu bọ, nhưng giờ đây tôi lại thoải mái khi được nhìn thấy côn trùng trong quá trình ủ phân"- bà Quan Hà chia sẻ.

02d62715f6bd4458bfd14290a7ecf698noop-1719508798564365270987-1719510670072-17195106701921916773817-1720151485130-1720151485283949364890.jpgfc4ee95fcbd14e1c99ceef45d1e93782noop-1719508798564575926897-1719510670669-17195106707981952443072-1720151485858-17201514861381804965112.jpg

Thùng ủ phân và tháp giun đất.

Đất khỏe tạo ra thực phẩm lành mạnh. Họ rất tự hào về những thay đổi về đất của khu vườn trong vài năm qua. Khi chúng tôi chuyển đến vào năm 2020, công viên đang cắt cỏ và chúng đã được chất thành đống, ủ phân rồi cày hết vào đất.

Chúng tôi còn làm thùng ủ phân để biến lá rác nhà bếp thành đất giàu dinh dưỡng. Ngoài ra còn có hai tháp giun đất, là "căng tin" của giun đất, lúc đầu họ mua một ít giun đất về, thỉnh thoảng thêm một ít vỏ dưa và dâu tây bị côn trùng ăn sẽ phân hủy tốt. Những năm gần đây giun đất có thể cày xới khắp nơi trong vườn giúp đất tơi xốp hơn.

Năm ngoái, khu vườn của Lí Quán lấy ngẫu nhiên đất từ ba điểm và gửi đi kiểm tra. Hàm lượng chất hữu cơ đạt 4,2%, một điều đáng kinh ngạc. Nói chung, hàm lượng chất hữu cơ trong đất nông nghiệp là khoảng 2%.

3ba7565a4b7149ca9fc63da061987778noop-1719508832854855634190-1719510658871-1719510659125553175468-1720151486639-1720151486862812166000.jpg
5196e78868b8493a8152cd27189f1e76noop-17195088454692081151780-1719510659710-17195106597952077680372-1720151487396-1720151487477104196246.jpg

Khu thực phẩm sạch cũng đã trở thành nơi sinh sống của nhiều loài động vật nhỏ. Có rất nhiều loại ong và bướm,...


Là nơi giáo dục thiên nhiên cho người trẻ

Từ thứ Hai đến thứ Sáu, người già về hưu lo liệu. Cuối tuần, gia đình trẻ dắt nhau đến nhiều hơn. Mặc dù nhiều người có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ những khi bước vào khu vườn, họ đều cần những người già về hưu ở đây hướng dẫn trồng trọt.

Vườn rau một mét dành cho các gia đình có trẻ em từ 3-12 tuổi cùng nhau xây dựng. Chỉ có 8 hộp rau 1.2m2 được phân bổ cho 8-16 gia đình trong mỗi mùa trồng trọt. Thời gian sử dụng 5 tháng bắt đầu từ mùa xuân. Giai đoạn thứ hai là từ mùa thu đến mùa đông, từ làm đất, gieo hạt đến thu hoạch.

029819af34ee4703935f86d3dea21f51noop-1719508923665942468249-1719510660356-1719510660497547626986-1720151487916-1720151488058784186429.jpg
2f5a3bcdb1314e4890a4d7e7c2d3fb46noop-17195089236651878506421-1719510660956-17195106610451350496057-1720151488651-1720151488806177514676.jpg

Thông qua giáo dục thiên nhiên, trẻ em được dạy rằng phải mất hơn 100 ngày để trồng một quả cà chua, 90 đến 120 ngày để trồng một cây đậu nành và 230 ngày để trồng lúa mì.

Một cặp vợ chồng trẻ dắt cậu con trai 3 tuổi vào khu vườn xanh để trồng rau và chuẩn bị sẵn găng tay, xẻng nhỏ, ấm đun nước nhỏ cho đứa trẻ. Lúc đầu, đứa trẻ không chịu chạm vào đất hay làm việc nên hai vợ chồng cùng nhau làm cỏ và tưới nước. Tuy nhiên, sau khi chơi ở môi trường này được một lúc, cậu bé từ từ tháo găng tay ra và dám chạm vào giun đất và bắt côn trùng, tưới nước vườn rau nhỏ.

31dfac864fcc44f4a58b0e6e4d24a85dnoop-1719508939009643650414-1719510661550-17195106616981079681919-1720151489401-1720151489519762568831.jpg
dc0ce9fa97fb4829852f981a9ae1293cnoop-17195089527711523059197-1719510662456-17195106626601743840757-1720151490075-17201514902501375084230.jpg

Khu vườn xanh là môi trường thoáng đãng và phải được trồng theo điều kiện mặt trời. Trồng lúa trong tiết khí Tiểu mãn và trồng dưa, đậu trong sau Thanh minh. Do biến đổi khí hậu, chúng ta sẽ chọn thời điểm giữa tiết khí Thanh minh và Cốc vũ để trồng đậu.

b1e0896743764ce99e91202fd38c28f6noop-171950897618618610606-1719510663110-17195106632641848954816-1720151490852-1720151490994724566310.jpg

Để các em nhỏ học cách đứng trên ruộng bùn và cấy lúa bằng tay. Chúng tôi cũng phải làm cho cây con sống sót và có được. lương thực để ăn trong 150 ngày. Lí Quán cũng cho biết nhóm đã tìm một nông dân giàu kinh nghiệm để hướng dẫn kỹ thuật và cách di chuyển các bước rất cụ thể, quyết định sự sống sót của mạ.

9d620c0db9ed4cf5a900f5946234f785noop-1719508994411480527787-1719510663841-1719510663934683611198-1720151491518-1720151491685882757658.jpg

Khu vườn thực phẩm sạch cũng đang làm thay đổi lối sống của những người trẻ này. Một số bà mẹ từng sử dụng khăn giấy để rửa mặt. Qua tiếp xúc với thiên nhiên, họ biết được sự nguy hiểm của nhựa vì khăn giấy cũng chứa nhựa nên cô quyết định không sử dụng chúng.

Mọi người thường xuyên trò chuyện trong nhóm chung. Mọi người được hướng dẫn cách tạo enzyme từ vỏ và rác thải nhà bếp tại nhà. Làm enzyme rất đơn giản, bạn chỉ cần đường nâu, nước và rác nhà bếp. Cho vào chai theo tỷ lệ nhất định. Sau ba tháng, nó sẽ lên men tự nhiên, mùi thơm vẫn nồng, enzym sẽ loãng đi sau đó phun khi trồng hoa, rau. Đây là loại phân bón lỏng và đuổi côn trùng rất tốt. Ngoài ra còn có thể dùng để lau sàn nhà và xả bồn cầu, thay thế các chất tẩy rửa hóa học.

25d08056df0f409cadfc854d8a400049noop-1719509020720169588248-1719510664487-17195106646901543164633-1720151492289-17201514924521517443157.jpg
b0ce5f9c10b6473084b957814bec2a5enoop-1719509020721783659367-1719510665193-1719510665291759713504-1720151492967-1720151493187984336186.jpg

"Tôi rất hy vọng rằng có thể mở thêm nhiều công viên cho người dân làm vườn sinh thái. Một số thành phố ở Trung Quốc đang làm những việc tương tự. Những khu đất đó được gọi là "khu vườn cộng đồng".

Khu vườn sinh thái tạo mối liên hệ sâu sắc hơn giữa con người với động vật và thực vật, cho phép người dân thành thị suy ngẫm về lối sống hiện tại của họ và sống một cuộc sống bền vững bắt đầu từ thực phẩm sạch.

Ban đầu tôi nghĩ rằng mình sẽ rảnh rỗi sau khi nghỉ hưu, nhưng không ngờ rằng để xây dựng một khu thực phẩm sạch, tôi đã mang theo tất cả các mối liên hệ và nguồn lực của mình trong vài thập kỷ qua và làm việc miễn phí, nhưng tôi vẫn thích thú. Động lực lớn nhất là được nhìn thấy sự nhiệt tình của những người tham gia, đặc biệt là những người lớn tuổi đã nghỉ hưu trong cộng đồng.

Họ đều nói rằng vùng quê xanh tươi trước cửa là hiếm có. Khi về hưu, đừng nghĩ đến tuổi tác, hãy quên nó đi và vui vẻ mỗi ngày, tự nhiên bạn sẽ trẻ ra".

tu-long-17186736797221767133771-5-81-568-981-crop-17186736968031904466141.jpgBà xã Đại úy xinh đẹp của NSND Tự Long khoe ban công xanh mướt

GĐXH - Trong khi Minh Nguyệt chia sẻ rất nhiều cây cối tại ban công thì Tự Long khoái chí selfie bên cây ớt đầy quả.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020