Thư viện này được xây dựng trên mặt bằng có diện tích nhỏ, ngân sách đầu tư cũng khá hạn hẹp. Tuy nhiên, kiến trúc sư đã khéo léo tạo ra được một không gian đầy tiện ích, giúp đưa tri thức đến mọi người với điều kiện hoàn hảo nhất.
Thông tin công trình:
- Vị trí: Pune, Ấn Độ
- Thiết kế: Studio Infinity
- Diện tích: 940 ft² (khoảng 87 m2)
- Năm hoàn thành: 2020
- Hình ảnh: Hemant Patil
Đọc sách là chìa khóa mở ra cánh cửa tri thức và việc tiếp cận tri thức chính là bước đầu chạm đến sự thành công. Tuy nhiên, làm sao để “cánh cửa tri thức” này có thể mở ra được với mọi đối tượng độc giả, dù là người lớn hay trẻ nhỏ lại là điều được băn khoăn. Dự án thư viện này ra đời từ mục đích như vậy.
Thư viện được cải tạo từ một căn nhà nhỏ nằm trong khu đất của một bãi đỗ xe, có chiều cao gấp 2 so với diện tích mặt bằng. Ngân sách được đầu tư cho chi phí thiết kế, xây dựng cũng rất hạn hẹp. Với những điều kiện này, nhóm kiến trúc sư đã nỗ lực rất nhiều để tạo ra được một không gian thư viện đầy tiện ích.
Mặt tiền bên ngoài và trần của công trình đều được thiết kế dạng hình vòm độc đáo, chi tiết này đã giúp nhóm kiến trúc sư định hình cho phong cách thiết kế bên trong. Ánh sáng tự nhiên vốn rất quan trọng đối với một không gian đọc sách, tuy nhiên tại đây lại chỉ có thể được cung cấp từ một mặt của không gian (mặt tiền), do vậy mặt tiền được lắp kính trong suốt toàn bộ để tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên.
Do công trình có chiều cao tốt nên nhóm kiến trúc sư đã thiết kế bên trong 1 giảng đường mini với các bậc thang để làm chỗ ngồi gắn kết tập thể, đồng thời cũng có thể ứng dụng với nhiều mục đích khác nhau. Ngoài ra, gần khu vực giảng đường còn được bố trí một bàn học lớn cho phép mọi người cùng ngồi tương tác và trao đổi kiến thức với nhau.
Ngay từ đầu, bản thiết kế đã có những hạn chế về diện tích cũng như ngân sách nên chẳng có lý do gì mà các nhà thiết kế lại không tiết kiệm triệt để bằng cách sáng tạo ra một không gian tinh giản và thân thiện với môi trường.
Cũng nhờ mặt tiền được ốp hoàn toàn bằng kính nên không gian bên trong tràn ngập ánh sáng tự nhiên cả ngày cho đến tận tối, điều đó đã giúp thư viện giảm thiểu được việc sử dụng đèn nhân tạo vào phần lớn thời gian trong ngày. Các vật liệu bao gồm gạch, bê tông và ván ép được sử dụng hạn chế, thay vào đó là các mô-đun giúp ích nhiều hơn trong việc tối ưu hóa tổng thể tài nguyên và giảm lãng phí.
Tông màu đất được sử dụng chủ đạo nhằm toát lên sự nhã nhặn tinh tế một cách nhân văn, phù hợp với không gian thư viện. Nhiều cây xanh cũng được bố trí khắp nơi, từ đặt trên kệ sách, bàn đọc đến cạnh chỗ ngồi,… với mục đích tạo thêm sự sinh động cho không gian, giúp không gian thoát khỏi sự đơn điệu của những món đồ nội thất dài, vuông vắn.
Có thể thấy, từng chi tiết thiết kế bên trong thư viện đều được chú trọng để làm cho không gian trở nên thân thiện hơn với mọi người, giúp cho việc đọc sách và chia sẻ kiến thức trở thành một khoảng thời gian vui vẻ, tăng khả năng tương tác giữa mọi người.
Xem thêm ảnh:
OLYMPUS DIGITAL CAMERA
OLYMPUS DIGITAL CAMERA
OLYMPUS DIGITAL CAMERA
OLYMPUS DIGITAL CAMERA
Biên dịch | H.N (Nguồn: Archdaily)
XEM THÊM:
- Thư viện quốc gia Qatar do Rem Koolhaas thiết kế mở cửa
- Thư viện cảm hứng từ cấu trúc ‘hang động’
- WAF2014: Thư viện đa phương tiện trong khuôn viên trường đại học Dalarna / Adept