Chuyên mục  


Theo tín ngưỡng của người dân Nhật Bản, “Thần toilet” là một phụ nữ xinh đẹp, cai quản việc sinh sản. Do đó, người dân tin rằng giữ gìn nhà vệ sinh sạch sẽ luôn là điều tốt và thậm chí, những người thế hệ trước còn thường truyền nhau câu nói: "Nhà vệ sinh là bộ mặt của mỗi gia đình người Nhật".

Gần giống với người Việt, người Nhật thường chọn nhà vệ sinh đặt xa khu nhà ở, thường là khu vườn cây tĩnh mịch, ít bị nhìn thấy hoặc khu cuối hàng lang. Vì thế mà khu vực này luôn luôn thông thoáng, bố trí được nhiều cửa, tràn ngập nguồn ánh sáng tự nhiên và có khả năng thông gió tốt. Không gian này cũng thường mang đến sự kín đáo, yên tĩnh và không làm ảnh hưởng đến sinh hoạt của các thành viên khác trong gia đình.

Thế nhưng, việc thiết kế nhà vệ sinh ở ngoài vườn tuy mang lại sự thông thoáng sạch sẽ nhưng lại là vấn đề khó khăn vào những ngày mưa, ngày mùa đông và vào những buổi tối. Khi diện tích nhà cũng bị thu hẹp, người Nhật buộc phải bố trí nhà vệ sinh gần với khu vực sinh hoạt và nơi ở chính hơn. Tuy nhiên, trước những lý do đó, người Nhật vẫn cố tách biệt được nhà vệ sinh và nhà tắm.

493450-623d0-1692760935754-16927609361262022646958.jpg

Với người Nhật, nhà vệ sinh rất quan trọng.

Theo quan điểm của họ, nơi vệ sinh thường tích tụ và chứ nhiều khí bẩn, ô uế còn nhà tắm lại là nơi làm sạch cơ thể, là nơi họ thư giãn. Trước những thiết kế của người Mỹ, người Nhật hoàn toàn tỏ ra vẻ lạ lẫm khi ghép chung hai phòng lại làm một dù cho diện tích nhà rất rộng.

Theo tờ Life Buzz, không chỉ tách riêng hai phòng, người Nhật luôn phân biệt rõ ràng dép đi trong nhà và dép đi trong khu vực vệ sinh. Hãy nắm rõ đặc điểm này để tránh việc đi lẫn lộn hai loại dép này với nhau nếu bạn tới chơi nhà của người Nhật nhé.

14351341902110733873893650293780800505032215707n-1692760959228-1692760959511393486796.jpg

Một căn phòng vệ sinh điển hình của người Nhật.

Ngoài ra, Với việc phân tách căn phòng này của người Nhật giúp cho các thành viên trong gia đình có nhiều thời gian sử dụng không gian hơn. Tuy diện tích phòng tắm nhỏ nhưng người Nhật vẫn luôn bố trí đầy đủ các loại thiết bị vệ sinh như bồn tắm, sen vòi, gương phòng tắm, chậu rửa mặt... Vì vậy mà việc bố trí tách biệt hai căn phòng này giúp cho người sử dụng có nhiều thời gian thư giãn thỏa mái hơn mà không làm ảnh hưởng đến những người khác trong gia đình.

thang-co-hon-2-1691736882700335583060-346-719-1146-2000-crop-16917369252251381638207.jpgNhững điều kiêng kỵ không nên phạm phải trong ‘tháng cô hồn’

GĐXH - Tháng 7 âm lịch còn được dân gian gọi là tháng xá tội vong nhân, tháng cô hồn hoặc Tết của những người âm, hoặc tháng Vu lan báo hiếu. Về điều kiện thời tiết tháng 7 âm cũng đặc biệt mưa nhiều nên trời hay âm u. Chính vì thế, dân gian có những quan niệm về những điều không nên làm và rất nên làm trong tháng này.

quoc-trung-bat-ngo-dan-vo-moi-den-chuc-mung-diva-thanh-lam-31a951-1692676064447356930299-24-53-340-559-crop-1692676078274943883239.jpgChồng cũ diva Thanh Lam ở trong căn nhà "cực chất"

GĐXH - Căn hộ của nhạc sĩ Quốc Trung, chồng cũ diva Thanh Lam rộng rãi, có gam màu đen trắng là chủ đạo.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020