Chuyên mục  


Bạn nghĩ sao về ý tưởng tạo mộtvườn rau đa dạngcác loại ngay trong bếp.

Khi không có thời gian làm vườn, cũng không có diện tích để trồng cây thì việc tự tạo một khu vườn tiết kiệm diện tích luôn là điều cần thiết mang đến cho bạn nhiều trải nghiệm thú vị.

Tất cả những gì bạn cần chuẩn bị chính là đinh vít, khoan, cưa, bút, thước.

Điều cần thiết chính là tạo một khoảng diện tích nhất định, tự vẽ nên một bản thiết kế về khung trồng rau nhiều tầng sao cho các tầng rau có thể nhận được nhiều ánh sáng nhất.

Cần đầy đủ dụng cụ và khoảng diện tích đủ rộng cho việc lắp đặt kệ trồng rau.

Tất cả khung trồng được đo đạc hợp lý.

Thiết kế và gắn các thanh gỗ.

Khung trồng rau dần được hoàn thiện.

Hãy chuẩn bị đầy đủ những dụng cụ cần thiết. Bạn có thể lên mạng để tham khảo các kiểu vườn đứng, cách tạo khung để dễ dàng cắt ghép các thanh gỗ thành một khu vườn thật chắc chắn và đẹp mắt, đồng thời mang đến sự tiện lợi khi sử dụng và chăm sóc.

Quá trình thiết kế khung.

Tạo các kệ trồng.

Một góc nhỏ có thể đặt được nhiều chậu trồng.

Sau khi hoàn thiện những chiếc kệ trồng rau, bạn có thể trộn đất cùng với các chất dinh dưỡng khác để bắt đầu trồng rau.

Công đoạn trộn đất.

Nên trồng các loại rau gia vị.

Tưới cây và chăm sóc để có khu vườn thật đẹp trong bếp.

Kinh nghiệm trồng rau tại nhà để bạn tham khảo cho kế hoạch trồng rau của mình

1. Cần phải ngâm ủ hạt giống trước khi gieo

Ngâm ủ là biện pháp giúp đảm bảo tỷ lệ nảy mầm tốt nhất cho hạt giống. Nên ngâm hạt trong thời gian 6-10 giờ sau đó đem ủ lại trong lớp khăn ướt trong thời gian 1-2 ngày, khi thấy hạt vừa nức vỏ thì mới bắt đầu trồng vào chậu đất.

2. Chọn đất trồng rau phù hợp vừa sạch vừa an toàn cho sức khỏe

Thật ra việc tận dụng đất sẵn có tại nhà để trồng rau là điều không khả thi. Loại đất này thường đã bị chai cứng, ít dưỡng chất cần thiết cho rau. Mặt khác rau là loài cây có bộ rễ ăn cạn trên lớp mặt từ 5-12 cm, nếu đất không giữ ẩm tốt thì rau rất khó phát triển, cây rau vẫn sẽ lên nhưng bị còi cọc lá nhỏ dần.

Nếu bạn không muốn dùng phân vô cơ như NPK, Lân, DAP, Urê… khi trồng thì nên bổ sung thêm đất dinh dưỡng hay phân trùn quế để giúp cây kịp đà phát triển tốt.

3. Dùng phân hóa học (phân vô cơ) khi trồng rau tại nhà

Khi trồng rau tại nhà chúng ta có thể khống chế liều lượng phân hóa học dưới ngưỡng cho phép và thời gian cách ly do mình chủ động nên khi thu hoạch rau vẫn đảm bảo sạch và an toàn. Ngoài ra, phân hóa học như urê, lân, Dap… có giá thành khá rẻ, dễ tìm, lại dễ sử dụng nên có thể pha loãng vào nước sạch tưới cho rau là an tâm.

4. Lưu ý khi thu hoạch rau trồng

Với các loại rau như mồng tơi, rau muống… ta thu hoạch được nhiều lần nên khi cắt rau cần dùng dao hay kéo bén cắt để không làm dập thân nhánh, cây rau sẽ cho lại nhánh mới. Còn khi trồng các loại cải, thu hoạch bằng cách nhổ cả cây tỉa thưa ăn dần, các cây cải còn lại sẽ nhanh lớn hơn do không bị cạnh tranh dinh dưỡng.

5. Tái sử dụng lại đất trồng rau sau khi thu hoạch

Về lý thuyết là đất trồng rau có thể sử dụng được nhiều lần, tuy nhiên do còn tồn dư một phần rễ rau sót lại dễ ủ mầm bệnh. Nên để tái sử dụng lại đất sau khi thu hoạch nên nhặt hết lá rễ thừa còn phía dưới và đem phơi dưới ánh nắng mặt trời từ 4-5 ngày cho tiêu diệt mầm bệnh. Sau đó trộn thêm đất dinh dưỡng hay phân trùn quế với tỷ lệ 1:1 rồi đem trồng lại rau mới.

6. Lưu ý lượng nước tưới rau khi trời quá nắng hay mưa bão kéo dài

Rau trồng tại nhà có nhu cầu nước rất cao, nếu mùa nắng gắt thì phải tưới 2 lần/ngày, trường hợp rau còn nhỏ hay khi vừa mới trồng sang chậu thì cần che bớt ánh nắng gắt lúc giữa trưa để rau không bị héo lá.

Vào mùa mưa bão kéo dài, rau rất dễ nhiễm bệnh do nước mưa làm dập lá rau, hay hư thối rễ. Bạn nên che không cho nước mưa rơi trực tiếp xuống chậu rau, có thể phun thêm phân bón lá vitamin và vi lượng tăng đề kháng cho rau trồng.

Sau mỗi đợt nhổ hay cắt rau thu hoạch nên bổ sung phân vô cơ và hữu cơ (phân trùn quế) để rau trồng mau mọc thêm nhánh lá mới.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020