Chuyên mục  


Đối với nhiều người phụ nữ, căn bếp là tình yêu lâu bền. Họ có thể nấu nướng nhiều món ngon cho gia đình, thể hiện tình yêu với tổ ấm bằng cách chăm chút, trang trí cho căn bếp.

Mỗi ngày đi làm về, họ đều tất bật nấu nướng, dọn dẹp. Giữ cho không gian nhỏ này luôn ấm cúng, gọn gàng cũng là một trong những cách giúp họ tạo thêm được nguồn cảm hứng chế biến nhiều món ngon, yêu tổ ấm của mình hơn.

Căn bếp của gia đình chị Thùy Trang (35 tuổi), sống ở quận Tân Bình, TP HCM là một ví dụ. Chị Trang hiện tại đang làm việc vị trí Hành chính - Nhân sự của một công ty có vốn đầu tư nước ngoài. vì tính chất công việc nên chủ yếu chị làm việc tại nhà. Nhờ vậy, chị cảm thấy thuận lợi hơn khi dành nhiều thời gian vào bếp, chăm chút từng bữa ăn hàng ngày cho gia đình mình gồm hai vợ chồng và một bé gái 4 tuổi.

Chị Thùy Trang yêu thích không gian nấu nướng của gia đình mình.

Không gian bếp nhỏ gọn được sắp xếp quy củ, gọn gàng.

Dù góc nấu nướng nhỏ nhưng vô cùng gọn và xinh.

Căn hộ chung cư nơi gia đình chị sinh sống có diện tích khoảng 90m2. Gian bếp được thiết kế mở kết nối với khu vực tiếp khách. Gia đình chị đã về ở trong căn hộ này được 5 năm kể từ khi nhận nhà từ chủ đầu từ. Không gian bếp được thiết kế sẵn khá hợp lý nên chị không sửa sang lại. Cách đây hơn 2 năm, chị Trang nhờ thợ đóng thêm đảo bếp, kệ lò vi sóng và kệ để đồ khô để tăng thêm không gian lưu trữ.

Chị Trang học hỏi những bí quyết hay giúp căn bếp luôn ưa nhìn.

Mỗi ngăn tủ đều được bố trí đồ đạc đúng cách.

Ngăn tủ phía dưới được chia kệ bên trong và thêm những giỏ nhựa để phân loại đồ đạc.

Từng ngăn nhỏ đều được bố trí hợp lý.

Góc ngăn kéo gọn gàng.

Khu vực bố trí đĩa, nồi.

Đồ gia dụng trong bếp.

Chị Trang hạn chế bày biện đồ bên ngoài.

Các ngăn kéo bên trong đều được cất trữ đồ ngăn nắp.

Bên cạnh đảo bếp là hệ tủ chữ L hợp lý với hình dạng không gian. Hệ tủ bếp trên được chị Trang bố trí sắp xếp bát, đĩa dùng hàng ngày và hệ tủ dưới là nơi cất trữ khuôn khay bánh, nồi chảo nấu ăn.

Chị cố gắng tận dụng khoảng trống của hệ thống để sắp xếp đồ đạc vào vị trí cố định, hạn chế đồ để trên mặt bếp vì khi nấu dễ bị bám mỡ, chiếm không gian trong quá trình nấu nướng và đặc biệt là khi nhìn vào, bếp sẽ trông khá lộn xộn, bừa bộn.

Tủ lạnh cũng được bày biện gọn gàng.

Mỗi ngăn được chị bố trí đồ bằng cách thêm giỏ nhựa để phân loại đồ đạc dễ dàng.

Với chị Trang, căn bếp luôn là nơi chị sử dụng nhiều nhất trong ngày. Vì thế, chị luôn học hỏi kinh nghiệm để có thể sắp xếp bếp gọn đẹp, hài hòa nhất có thể.

Chị Trang cho biết: "Để giúp không gian bếp gọn, trước hết mình phải biết cách loại bỏ. Mình suy nghĩ xem vật dụng nào cần giữ lại, vật dụng nào cần bỏ, không nên chứa quá nhiều đồ mà không sử dụng hết. Mình cũng học theo chị Marie Kondo hiện đang sống bên Nhật về việc sắp xếp và lưu trữ. Đồ đạc nhà mình được sắp xếp theo kiểu phân loại và chia theo hộp. Ngoài ra, mình luôn học hỏi thêm kinh nghiệm của các chị em trong các hội nhóm có cùng sở thích để rút ra kinh nghiệm, bài học phù hợp với bản thân".

Gần bếp là khu vực loggia.

Nơi mọi người có thể ngồi ngắm cảnh thành phố từ trên cao hay hoa lá xung quanh.

Tạo thói quen sống ngăn nắp cũng là cách làm đẹp nhà.

Cuốn sách mà chị Trang rất thích và đọc đi đọc lại nhiều lần đó là: Nghệ thuật bài trí của người Nhật, Sống ít đi hạnh phúc nhiều hơn, At home with Madame Chic. Bà mẹ trẻ biết ơn những cuốn sách ấy đã mang đến nhiều kinh nghiệm hữu ích giúp chị sắp xếp tổ ấm gọn đẹp, mang lại nhiều năng lượng tích cực cho cuộc sống thường ngày của chị và gia đình mình.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020