Chê tiền mừng tuổi ngày Tết ít
Đầu xuân năm mới khi đến nhà nhau chúc Tết người lớn thường mừng tuổi trẻ con, người già.
Ngày Tết mừng tuổi khiến trẻ con vui nhất, cũng là may mắn cho người mừng tuổi. Ảnh minh họa.
Quan niệm mừng tuổi ngày Tết là để lấy may không chỉ cho những đứa trẻ hay ăn chóng nhớn, người già sống lâu mà còn may mắn cho cả người đi mừng tuổi. Xưa có những tờ 1 hào màu đỏ tươi in hình tàu hỏa mới tinh được mừng tuổi khiến những đứa trẻ mừng rơn, để rồi ngày nào cũng bỏ ra đếm xem được bao nhiêu tiền để ra Giêng (hết Tết) có thể mua được đôi giày, hay món đồ gì đó ưa thích.
Món canh tuyệt ngon không thể thiếu trong mâm cỗ Tết
Nhưng ngày nay nhiều khi cha mẹ không để ý và dạy dỗ con cái cẩn thận nên đã có những tình huống làm cho cả chủ nhà lẫn khách rơi vào cảnh "khó chịu", bởi đứa trẻ nhận bao lì xì xong liền bóc tuột ra ngay trước mặt khách, thấy ít tiền là mặt mũi sưng lên phụng phịu bỏ đi.
Việc làm rất bất lịch sự của đứa trẻ là lỗi của cha mẹ đã không dạy con trước. Bởi vậy bậc làm cha mẹ cần đặc biệt lưu ý dạy con ngày Tết khi được mừng tuổi không nên mở phong bao lì xì trước mặt khách. Hãy dạy con rằng số tiền lì xì đơn giản chỉ là tiền mừng tuổi cho sức khỏe và may mắn chứ không phải là số lượng tiền mừng tuổi.
Mừng tuổi không cứ phải thật nhiều tiền, nó chỉ là sự tùy tâm của người mừng tuổi. Đừng vì sự vô tâm mà làm xấu đi tâm hồn của đứa trẻ, cũng như gây ra sự gượng gạo cho người lớn.
Ngày Tết không nên vui quá mà ép ăn, nhất là ép uống bia rượu. Ảnh minh họa.
Chuyện mời mọc ngày Tết
Người Việt Nam ta thường hiếu khách và nồng hậu khi có người đến nhà nhất là lại vào dịp Tết. Có những người nhiều khi có thể vui quá mà ép ăn, ép uống.
Mâm cỗ Tết của người Hà Nội xưa luôn có món mọc vân ám, là đỉnh cao của nghệ thuật ẩm thực vì vẻ đẹp và độ ngon!
Có những ông chủ nhà nhiều khi nhiệt tình quá, khách đến nhà chúc Tết chưa nói được câu chuyện nào cho ra ngô ra khoai đã vội "hò" vợ bưng ngay ra một mâm cỗ, còn mình thì lôi ra một bình rượu ngâm với các loại thảo dược quý rồi cứ thế "dzô dzô…" ép khách uống cho đến say thì mới chịu tha.
Như thế là làm khó cho người khách, chưa kể khiến khách đầu năm bị CSGT phạt, như thế Tết còn vui thú cái nỗi gì?
Chuyện nên và không nên nói ngày Tết
Những ngày đầu Xuân người ta thường nói những câu chuyện tốt đẹp, mang đến điều lành và sự may mắn (nếu không muốn nói là thích được khen) nhằm tạo ra không khí vui vẻ của những ngày đầu Xuân.
Món ngon ngày Tết có cái tên đẹp và rất sáng tạo của người Hà Nội xưa
Hầu hết các gia đình ở miền Bắc thích tắm tất niên bằng cây mùi già chỉ vì lý do này
Món cá kho măng thơm ngon khó cưỡng, chống ngán lại có thời gian đi chơi Tết
Có nhiều người có thể vì tâm tính thật thà quá nên nhiều khi đi chúc Tết ngồi nói chuyện "dây cà ra dây muống", hỏi những chuyện tọc mạch như tiền thu nhập và lương thưởng hay những chuyện lập gia đình, sinh con đẻ cái và còn nhiều những câu chuyện riêng tư khác... Những loại chuyện này nên tránh và không nhất thiết phải nói trong những ngày đầu Xuân.
Đi chúc Tết tuyệt đối tránh chuyện chê bai, khích bác và những nhận xét không tốt khi đối thoại với nhau. Tất nhiên không nhất thiết phải nịnh bợ nhau, nhưng những câu chuyện và lời nói không hay nên tránh để gặp nhau ngày Tết được vui vẻ.
GiadinhNet - Ngày Tết, ngoài “thịt mỡ, dưa hành..." thì mứt là món ăn có hương vị đặc sắc rất được ưa chuộng, không thể thiếu trong ngày Tết.