Chuyên mục  


Đại học Quốc gia Hà Nội có 12 trường, khoa trực thuộc. Hiện, 5 trong số này đã công bố phương án tuyển sinh năm 2022 với nhiều điểm tương đồng trong phương thức xét tuyển và phân bổ chỉ tiêu.

Trường Đại học Công nghệ tuyển 980 chỉ tiêu cho 10 ngành đào tạo chuẩn và 700 chỉ tiêu cho ba ngành đào tạo chất lượng cao.

Trường sử dụng sáu phương thức xét tuyển gồm xét theo kết quả thi tốt nghiệp THPT, kết quả kỳ thi chuẩn hóa SAT hoặc ACT, chứng chỉ quốc tế A-Level của Trung tâm Khảo thí Đại học Cambridge, chứng chỉ tiếng Anh quốc tế (IELTS, TOEFL) kết hợp với điểm hai môn Toán và Vật lý trong kỳ thi THPT, kết quả thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức, và xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển học sinh giỏi quốc gia, tỉnh/thành phố, học sinh hệ chuyên.

Tổ hợp xét tuyển, chỉ tiêu từng ngành như sau:

Trường Đại học Giáo dục tuyển 16 ngành đào tạo bằng ba nhóm phương thức gồm: xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, quy định của Đại học Quốc gia Hà Nội, kết hợp chứng chỉ tiếng Anh quốc tế với kết quả thi THPT (dự kiến 50 chỉ tiêu); dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT (750); xét theo kết quả thi đánh giá năng lực năm 2022 của Đại học Quốc gia Hà Nội (200).

Đối với thí sinh đăng ký xét tuyển ngành Giáo dục mầm non, Đại học Giáo dục tổ chức đánh giá năng khiếu. Thí sinh chỉ được công nhận trúng tuyển khi đạt điểm chuẩn theo quy định và đạt ở phần đánh giá năng khiếu này.

Các ngành, tổ hợp xét tuyển như sau:

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn dự kiến tuyển 1.680 chi tiêu bằng 5 phương thức: xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo (10% chỉ tiêu); xét theo quy định đặc thù của Đại học Quốc gia Hà Nội (10%); kết quả thi đánh giá năng lực HSA (20%); xét chứng chỉ quốc tế (10%) và kết quả thi tốt nghiệp THPT (50%).

Các ngành và tổ hợp như sau:

Trường Quản trị và Kinh doanh cũng đã công bố phương án tuyển sinh năm 2022 nhằm tuyển 480 sinh viên vào bốn ngành. Khác với ba trường trên, trường này sử dụng phương thức đánh giá trí thông minh cảm xúc (EQ) kết hợp xét tuyển.

Trường đánh giá trí thông minh cảm xúc thông qua phỏng vấn thí sinh hoặc qua video do thí sinh gửi về. Video dài 5 phút giới thiệu bản thân, gia đình, lý do chọn ngành, trong đó tối thiểu 30 giây cuối sử dụng tiếng Anh.

Vượt qua vòng đánh giá EQ, trường sẽ xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT (65% tổng chỉ tiêu) và xét theo phương thức khác như xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển, chứng chỉ quốc tế (15%) và kết quả bài thi đánh giá năng lực HSA (20%).

*Xem phương án cụ thể

Trước đó, từ tháng 1, Trường Đại học Ngoại ngữ đã công bố phương án. Trường dự kiến tuyển 1.950 chỉ tiêu, trong đó 50% bằng điểm thi tốt nghiệp THPT. Các phương thức còn lại gồm xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển, xét bằng kết quả bài thi đánh giá năng lực HSA.

Các trường thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội có phương thức tuyển sinh gần giống nhau; trong đó hai phương thức đặc thù là xét tuyển theo quy định riêng và xét bằng kết quả kỳ thi HSA.

Việc xét tuyển theo quy định riêng của Đại học Quốc gia Hà Nội tạo thêm cơ hội cho học sinh hệ chuyên của các trường THPT chuyên, hệ không chuyên của các trường thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội và học sinh các trường THPT còn lại trên cả nước nếu đáp ứng được một số tiêu chí riêng theo quy định của từng trường thành viên như tham gia cuộc thi tháng "Đường lên đỉnh Olympia", có giải cao cấp tỉnh và thành tích học tập tốt.

Dù dùng nhiều phương thức, các trường vẫn dành từ 50% chỉ tiêu xét tuyển bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT. Điều này phù hợp với hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc không giảm mạnh đột ngột chỉ tiêu ở các phương thức xét tuyển truyền thống, tránh gây xáo trộn, hoang mang cho thí sinh.

* Xem điểm chuẩn các trường, khoa của Đại học Quốc gia Hà Nội 2021

Dương Tâm

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020