Chuyên mục  


Khoản đầu tư được dùng để cấp học bổng cho sinh viên ICT học tiếng Nhật trong nước; học bổng trao đổi sinh viên tại Nhật Bản, triển khai đào tạo, giảng dạy tiếng Nhật tại các trường đại học...

Theo đó, trong giai đoạn từ 2024-2026, FPT Software sẽ đẩy mạnh hợp tác với các trường đại học và trung tâm tiếng Nhật uy tín trên cả nước, chung tay đào tạo tiếng Nhật cho sinh viên. Chương trình đặt mục tiêu người học đạt chứng chỉ tối thiểu N3 khi tốt nghiệp, sẵn sàng đáp ứng yêu cầu công việc tại xứ sở mặt trời mọc.

Lễ công bố đầu tư 125 tỷ đồng phát triển nguồn lực kỹ sư ICT thị trường Nhật Bản, diễn ra tại TP HCM. Ảnh: FPT Software

Hiện nay, chương trình có 15 trường đại học, cơ sở đào tạo ngành này khắp cả nước tham gia và sẽ tiếp tục mở rộng quy mô hợp tác, số lượng các trường. Mỗi năm, FPT Software dự kiến trao hơn 500 suất học bổng cho các tài năng ICT tại các trường đại học.

Ông Đỗ Văn Khắc - CEO FPT Japan khẳng định, Chính phủ Nhật Bản đang thúc đẩy đầu tư trong lĩnh vực chuyển đổi số để duy trì vị thế cường quốc kinh tế. Theo đó, đơn vị không ngừng phát triển đội ngũ nhân chất lượng cao về chuyên môn và tiếng Nhật để sẵn sàng đảm nhận thêm nhiều dự án phức tạp cho các doanh nghiệp lớn của Nhật Bản.

"Trong vòng 5 năm tới, chúng tôi cần khoảng 20.000 kỹ sư ICT làm việc tại các campus của công ty tại Việt Nam và văn phòng Nhật Bản để đáp ứng nhu cầu nhân sự cho các dự án với khách hàng Nhật Bản", ông nói thêm.

Khoản đầu tư của FPT Software mang đến cơ hội giúp sinh viên ngành ICT nhanh chóng thành thạo tiếng Nhật, phát triển sự nghiệp. Tham gia chương trình, các bạn trải nghiệm môi trường làm việc chuyên nghiệp, tham gia nhiều dự án với chuyên gia đầu ngành. Đồng thời, các tài năng ICT được FPT Software trực tiếp kết nối với những doanh nghiệp lớn tại Nhật Bản đang cần nhân sự.

Ngoài ra, FPT Software kết hợp với các trường đại học, học viện trong ngành để hỗ trợ thiết kế, xây dựng chương trình đào tạo sát với thực tiễn của thị trường. Nhờ đó, nguồn lực ngành tăng chất lượng kiến thức và kỹ năng, đáp ứng tối đa nhu cầu của doanh nghiệp.

Ông Nguyễn Tuấn Minh - Giám đốc nhân sự FPT Software chia sẻ, cách đây 10-15 năm, đơn vị và các công ty ICT Việt Nam khác tại Nhật Bản đã tập trung phát triển con người, góp phần quan trọng mang tới thành công và vị thế cho doanh nghiệp công nghệ Việt Nam tại Nhật Bản. Hiện, thị trường ICT Nhật Bản chuẩn bị bước vào chu kỳ tăng trưởng nhảy vọt, việc xây dựng nguồn nhân lực lại càng trở nên cấp bách.

"Để làm được điều đó, các trường đại học đóng vai trò quan trọng trong việc đồng hành cùng doanh nghiệp tối ưu thời gian đào tạo và định hướng nghề nghiệp cho sinh viên", ông nói thêm.

Tọa đàm "Nhật Bản: Điểm sáng cho nhân sự ngành ICT trong bối cảnh toàn cầu" tại điểm cầu Hà Nội. Ảnh: FPT Software

FPT Software chủ động kết nối với trường đại học và cộng đồng ICT để sinh viên và các trường đại học đón đầu xu hướng thị trường. Trong tháng 9-10, FPT Software phối hợp cùng Hiệp hội Chuyển đổi số Việt Nam - Nhật Bản (VADX Japan) tổ chức chuỗi tọa đàm "Nhật Bản: Điểm sáng cho nhân sự ngành ICT trong bối cảnh toàn cầu" tại Hà Nội, TP HCM và Đà Nẵng.

Chuỗi sự kiện có sự tham gia của hơn 300 khách mời, lãnh đạo công ty lớn như Rikkei, VTI, FABBI... cùng đại diện các trường Nhật ngữ, đại học đào tạo ngành ICT cả nước.

Khách mời tham gia chuỗi sự kiện do FPT Software và VADX tổ chức tại điểm cầu Đà Nẵng. Ảnh: FPT Software

Theo Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản, quốc gia này sẽ thiếu gần 800.000 kỹ sư ICT vào năm 2030. Để thu hút nhân lực chất lượng cao, đặc biệt trong ngành ICT, Chính phủ nước này đã đưa ra nhiều chính sách ưu đãi nhân tài nước ngoài.

Mới đây, Ủy ban Tư pháp Hạ viện Nhật Bản đã thông qua dự luật tạo điều kiện cho lao động nước ngoài trình độ cao có thể định cư, mang gia đình sang đoàn tụ, làm việc không thời hạn tại Nhật Bản. Các kỹ sư Việt Nam còn dễ dàng nhận được visa kỹ năng đặc định Tokutei Ginou với nhiều đãi ngộ và thời gian cư trú lâu dài mà Nhật Bản đang ưu tiên cao cho nhân sự Việt Nam.

Nhật Lệ

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020