Chuyên mục  


21b3b440-a6c0-4a30-9c96-5565f3eb0793-1732075270920631913371.jpg

Hanni NewJeasn phát biểu tại cuộc họp của Quốc hội - Ảnh: Yonhap

Quyết định gần đây của Bộ Lao động và Việc làm Hàn Quốc về việc bác bỏ khiếu nại về quấy rối nơi làm việc của Hanni (NewJeans) đối với Công ty HYBE Labels gây xôn xao ở xứ kim chi.

Lý do là Hanni không được xem là "người lao động" theo định nghĩa của Luật Lao động hiện hành tại Hàn Quốc. Điều này làm dấy lên cuộc tranh luận sôi nổi về quyền bảo vệ lao động trong ngành công nghiệp giải trí.

"Dựa trên tính chất và các điều khoản trong hợp đồng quản lý của Hanni, rất khó phân loại cô ấy là người lao động theo luật hiện hành, vì luật yêu cầu mối quan hệ phụ thuộc giữa người lao động và người sử dụng lao động, trong đó người lao động cung cấp lao động để đổi lấy tiền lương" - phía Bộ Lao động giải thích.

Người nổi tiếng và những giới hạn của Luật Lao động

Theo The Korea Tímes, quyết định của Bộ Lao động và Việc làm không gây bất ngờ cho các chuyên gia pháp lý. Luật sư Kim Hyo Shin giải thích: "Đạo luật Tiêu chuẩn Lao động chủ yếu dựa trên yếu tố phụ thuộc và bồi thường.

hanni-ceo-ador-2a-1732503833421275339032.jpg

Quốc hội Hàn Quốc triệu tập Hanni NewJeans và CEO ADOR - Ảnh: Naver

Tuy nhiên trong trường hợp của Hanni, hợp đồng quản lý của cô cho thấy mối quan hệ bình đẳng, nơi các bên cùng thực hiện nghĩa vụ chung, điều này làm suy yếu các cáo buộc về sự phụ thuộc hoặc giám sát từ phía công ty".

Ông Kim nhấn mạnh ngành công nghiệp giải trí vận hành trong môi trường đặc thù, khác xa hệ thống phân cấp thông thường tại nơi làm việc. Đây là yếu tố quan trọng trong phán quyết của bộ.

"Hanni không bị ràng buộc bởi các chính sách nội bộ hay hệ thống quản lý chặt chẽ như nhân viên thông thường. Lịch trình làm việc, địa điểm biểu diễn của cô ấy không cố định và các chi phí liên quan giữa cô ấy và công ty".

hanni-ceo-ador-2b-1732503884461968022161.jpg

Hanni khẳng định cô bị một quản lý nhóm nhạc khác trong tập đoàn cố tình phớt lờ là sự thật - Ảnh: Naver

Truyền thống pháp lý của Hàn Quốc thường coi hợp đồng nghệ sĩ là thỏa thuận dân sự hơn là hợp đồng lao động.

Từ năm 2010, chính phủ chính thức công nhận nghệ sĩ giải trí là trường hợp ngoại lệ trong phân loại lao động tiêu chuẩn. Quy định này một lần nữa củng cố quan điểm rằng nghệ sĩ không thuộc phạm vi bảo vệ thông thường của luật lao động.

Cần công nhận thần tượng K-pop là người lao động

Bất chấp lý lẽ pháp lý trên, các chuyên gia cho rằng quyết định này chưa giải quyết triệt để thách thức mà thần tượng K-pop đang đối mặt.

Lee Gyeo Re - phát ngôn viên của Liên đoàn Công đoàn Hàn Quốc cho biết: "Rất nhiều thần tượng làm việc nhiều đến mức kiệt sức trên sân khấu. Chúng ta phải công nhận những cá nhân này là người lao động".

mama-2024-bigbang-1a-01-1732503959474960541343.jpg

Cần xem nghệ sĩ K-pop là người lao động - Ảnh: MAMA

Luật sư Park Won Cheol cho rằng các phán quyết gần đây của tòa án cho thấy sự tiến bộ. Tòa án đang dần công nhận quyền lợi của những người lao động hợp đồng đặc biệt.

Ví dụ như caddy golf (những nhân viên có nhiệm vụ bảo quản, chăm sóc cây gậy cho các golfer) hay nhân viên bảo hiểm, những người phụ thuộc kinh tế vào công ty dù được coi là lao động tự do.

Tòa án yêu cầu một sân golf và cấp trên chịu trách nhiệm về hành vi quấy rối nơi làm việc sau cái chết của một nhân viên dù người này không làm chính thức.

Đây được xem là phán quyết quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến người lao động vào tháng 5 vừa qua.

379fbd5d-d934-4cd8-8c60-8ed4b08ee361-1732504050907430911873.jpg

Hanni (NewJeans) bật khóc khi phát biểu tại cuộc họp của Ủy ban Lao động tại Quốc hội ở Seoul, ngày 15-10 - Ảnh: Yonhap

Luật sự Kim Hyo Shin cho rằng xã hội cần khắc phục những lỗ hổng trong việc bảo vệ lao động trong môi trường làm việc phi truyền thống, đặc biệt là ở những lĩnh vực thay đổi nhanh chóng và đa dạng như hiện nay.

Các hành vi tại nơi làm việc làm giảm phẩm giá con người là không thể chấp nhận, dù là đang làm việc gì, mô hình thế nào. Đối với người làm việc tự do và nghệ sĩ như Hanni, những sự cố như vậy xảy ra quá thường xuyên.

Ông Kim nhấn mạnh để tạo ra sự thay đổi bền vững, cần kết hợp giữa cải cách pháp luật và thay đổi văn hóa.

"Chúng ta cần tạo ra hệ thống bảo vệ người lao động trong mọi hình thức làm việc. Xây dựng môi trường làm việc dựa trên tôn chỉ tôn trọng và thấu hiểu lẫn nhau" - luật sư Kim đề xuất.

Trước đó người hâm mộ của NewJeans nộp đơn khiếu nại lên Bộ Lao động vào giữa tháng 9, cáo buộc Hanni bị bắt nạt trong môi trường làm việc tại HYBE, công ty mẹ của Ador - hãng quản lý của nhóm NewJeans.

Chính Hanni cũng đã nhiều lần công khai bày tỏ sự thất vọng về tình huống này. Cô cho biết một quản lý thuộc công ty con khác của HYBE ra lệnh cho các thành viên trong nhóm phớt lờ cô. Trong cuộc kiểm toán Quốc hội ngày 15-10, Hanni thậm chí nhấn mạnh rằng: "Tôi tin rằng công ty đang ghét bỏ chúng tôi".

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020