Chuyên mục  


Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, bộ phim "Hoa ban đỏ" của đạo diễn Bạch Diệp, bỗng hot trở lại không chỉ tại Tuần lễ phim mà còn ở nhiều diễn đàn điện ảnh.

"Hoa ban đỏ" tái hiện những ngày cuối cùng của chiến dịch Điện Biên Phủ, khi chỉ huy cuộc chiếm lĩnh cứ điểm 206, nhân vật tiểu đoàn trưởng Phương (Trần Lực) bị thương và gặp y tá Tấm (Thu Hà) ở bệnh viện quân y. Tấm đem lòng yêu Phương. Sau khi vết thương đã lành, Phương về lại đơn vị để tiếp tục cuộc chiến.

Cuộc chia tay của hai người diễn ra ở một cánh rừng hoa ban nở rộ. Đây được xem là phân cảnh đẹp nhất, lãng mạn nhất phim. Ở cảnh kết phim, Tấm chạy giữa cánh đồng Mường Thanh mà không thấy Phương, xung quanh chỉ có tiếng hát mừng thắng trận của bộ đội.

screen-shot-2024-05-07-at-140430-1715066997393613311776.pngthu-ha-hoa-ban-do-jpeg-1715002-4810-9014-1715007483-17150669974161740731334.jpeg
43986685623788713189731551890277679812806656n-17150669975201121503852.jpeg440084430-2378871295639824-7288409802785038015-n-17149981913001814252879.jpeg

 Thu Hà dự buổi khai mạc tuần phim kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Tại sự kiện Tuần phim kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, NSND Thu Hà được hóa thân thành Y tá Tấm. Chị xúc động chia sẻ: "Tấm của ngày hôm nay đi xem Tấm của 30 năm về trước. Cảm ơn Hãng Phim Quân đội đã tổ chức tuần phim đăc biệt này".

Nữ nghệ sĩ chia sẻ niềm tự hào khi được là một phần nhỏ trong bộ phim và cảm ơn vai diễn đã cho mình chỗ đứng trong lòng công chúng. Chị kể thời điểm đó, khi nhận được lời mời tham gia phim, chị đã gác lại mọi việc để tập trung làm bộ phim.

"Trong phim, tôi đóng vai Tấm, trong khốc liệt của chiến tranh thì tình yêu vẫn hiện hữu và không thể thiếu được. Khi nhận lời mời của ekip phim, tôi đã gác lại những phim khác để tham gia. Bộ phim như lưu lại những trang lịch sử, để thế hệ trẻ được học lịch sử qua phim ảnh", NS Thu Hà nói.

NSND Thu Hà nói thêm, làm phim thời xưa rất khác, ekip không có bộ đàm hay điện thoại di động kết nối mà chỉ huy bằng loa cầm tay, giấy tờ nhưng mọi chuyện đều "đâu vào đấy". Mặc dù là bộ phim về chiến tranh nhưng cũng rất mềm mại, lãng mạn. "Đại cảnh làm tôi xúc động nhất là đoạn cuối, hình ảnh Tấm đi ngược dòng đoàn quân để tìm Phương luôn khiến tôi không thể nào quên", nữ nghệ sĩ nhớ lại.

screen-shot-2024-05-07-at-140405-1715066997379527453326.pngtra-n-lu-c-jpeg-6904-1715007483-1715066997469336475153.jpeg
edit-43993467123788714156398121633018470871608187n-171506711716184873200.jpeg

Tiểu đoàn trưởng Phương (Trần Lực) và y tá Tấm (Thu Hà)

Về phía NSND Trần Lực - người đóng vai tiểu đoàn trưởng Phương trong phim cho biết, những người lính ra trận có sự hồn nhiên, yêu đời, nhưng có niềm tin sắt đá vào chiến thắng. Với mỗi vai diễn, anh đều có cách diễn khác nhau để có sự chân thực hơn.

Trong phim, NSND Trung Hiếu vào vai Bảy. Anh cũng xúc động khi nhắc lại vai diễn đầu đời khi còn là sinh viên. "Khi ấy, tôi mới 20 tuổi, đang là sinh viên năm thứ 3 của trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội. Hồi đó khi đi thi tuyển vào vai này, tôi run và hồi hộp lắm. Phim có một loạt ngôi sao lừng lẫy như anh Trần Lực, chị Thu Hà, anh Trọng Trinh khiến tôi lo lắng đến mất ăn, mất ngủ. Sau khoảng 2 tuần thử vai, tôi được nhận. Cảm giác lúc đó của tôi là vô cùng sung sướng. Tôi nghĩ, tất cả những gì mình có được ngày hôm nay đều xuất phát từ buổi ban đầu ngô nghê nhưng tràn đầy nhiệt huyết đó. Cảm ơn nghề đã cho tôi một vai rất hay và đáng trân trọng này", NSND Trung Hiếu chia sẻ.

trung-hie-u-jpeg-5759-1715007483-1715066997491941941137.jpeg

NSND Trung Hiếu trong "Hoa ban đỏ"

Trích đoạn "Hoa ban đỏ"

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020